“4 nên 3 đừng” nhất định phải nhớ khi đồng nghiệp hỏi vay tiền

Kiên Nguyễn - Ngày 18/11/2021 18:24 PM (GMT+7)

Để giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn, dưới đây là 7 điều bạn nên và không nên làm khi đồng nghiệp hỏi vay tiền.

Chúng ta đều có lúc rơi vào hoàn cảnh khó khăn theo một cách nào đó. Dù là cần tiền để thanh toán hóa đơn hoặc thiếu tiền mặt đổ xăng, cần một khoản tiền lớn do vấn đề phát sinh vượt quá khả năng… bạn đều có thể cần đến sự giúp đỡ của người khác.

Giúp đỡ mọi người là điều tốt song quan trọng hơn là bạn phải cảm thấy thoải mái với sự giúp đỡ xứng đáng đó. Việc cho đồng nghiệp nào đó vay tiền có thể là hành động bạn tự đẩy mình vào khó khăn khi người đó từng mượn tiền nhiều người rồi mất hút.

Để giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn, dưới đây là 7 điều bạn nên và không nên làm khi đồng nghiệp hỏi vay tiền.

1. Nên hỏi tại sao họ cần tiền

Khi bạn cho vay tiền, đó có thể coi như bạn đang tham gia một canh bạc. Vì vậy đừng ngại hỏi lý do tại sao đồng nghiệp của bạn cần tiền. Nếu họ thực sự cần, họ sẽ không gặp vấn đề gì khi thảo luận về chuyện này.

Thêm vào đó, đây là cơ hội để bạn đánh giá mức độ khẩn cấp của yêu cầu vay tiền. Cho đồng nghiệp vay chút tiền đổ xăng là một chuyện hoàn toàn khác so với việc họ muốn vay vài triệu để đi nhậu hay giải trí.

2. Không nên cho vay các khoản vay cá nhân kéo dài

“4 nên 3 đừng” nhất định phải nhớ khi đồng nghiệp hỏi vay tiền - 1

Trước khi chuyển khoản hoặc đưa tiền mặt, hãy yêu cầu đồng nghiệp của bạn đồng ý trả khoản vay vào ngày lĩnh lương. Nhớ không cho vay kéo dài. Có thể xảy ra các tình huống khác khiến đồng nghiệp của bạn trì hoãn việc trả lại tiền và càng nhận lại tiền sớm sẽ càng tốt.

Bạn nên thực hiện thỏa thuận này bằng văn bản, bất kể số tiền là bao nhiêu. Việc giải quyết sẽ dễ dàng hơn khi bạn thực hiện chúng bằng văn bản.

3. Nên cân nhắc các phương án trả nợ khác

Hãy đối mặt với thực tế là đồng nghiệp của bạn có thể không thể trả khoản vay đúng hạn. Trong trường hợp này, bạn có thể sáng tạo và cân nhắc đến các lựa chọn khác.

Ví dụ: Bạn cho đồng nghiệp vay 1 triệu để sửa xe. Người đồng nghiệp này muốn trả 500 nghìn bằng tiền mặt và 500 nghìn còn lại với cách linh hoạt hơn. Cô ấy rất khéo trong việc may vá và bạn có thể nhận lại 1, 2 chiếc váy cô ấy may để thay việc trả nợ.

4. Không nên để cấp trên tham gia

Nếu một đồng nghiệp vay tiền, thỏa thuận này là giữa bạn và người đồng nghiệp đó. Vì vậy, đừng để câu chuyện này liên quan đến cấp trên ngay cả khi người đồng nghiệp đó bỗng “đãng trí”, dường như quên mất khoản nợ với bạn. Cấp trên của bạn không thể khiển trách nhân viên vì vấn đề đó và liên quan đến cấp trên trong chuyện này là không chuyên nghiệp.

5. Nên quan sát hành động trước đây của đồng nghiệp

“4 nên 3 đừng” nhất định phải nhớ khi đồng nghiệp hỏi vay tiền - 2

Đồng nghiệp của bạn có thể kể một câu chuyện lâm li bi đát khiến bạn cảm thấy rất thương cảm. Tuy nhiên đừng đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc. Hãy tự hỏi bản thân, người này đã từng vay tiền người khác trong văn phòng bạn chưa? Rất có thể anh ấy đã không thể vay những người khác vì những lần thất tín trước đây và đang tìm kiếm một nguồn tiền mới chính là bạn.

6. Không nên cho vay những gì bạn không thể để mất

Ngay cả với một hợp đồng bằng văn bản, không có gì đảm bảo rằng đồng nghiệp của bạn sẽ trả lại tiền cho bạn. Đối với vấn đề đó, hãy hết sức thận trọng, đặc biệt là khi bạn cho vay số tiền lớn. Nhớ rằng luôn chỉ cho vay những gì bạn có thể chấp nhận được, không gặp phải vấn đề lớn trong trường hợp số tiền đó không thể lấy lại.

Ví dụ: Nếu bạn cho đồng nghiệp của mình vay 200 triệu với hy vọng rằng anh ta sẽ trả lại trước ngày thanh toán tiền đặt cọc mua nhà, bạn có thể đang tự đẩy mình vào khó khăn.

7. Nên giúp đồng nghiệp của bạn tìm ra giải pháp khác

Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào bạn nhưng bạn có thể giúp đồng nghiệp đưa ra các giải pháp khác. Tùy thuộc vào công việc của bạn, đồng nghiệp của bạn có thể làm việc thay ca cho bạn khi bạn vướng việc bận, nói chuyện trước với cấp trên để xem liệu điều này có thể thực hiện được hay không. Tiền làm thêm giờ đó có thể giúp họ có thêm thu nhập để trang trải chi phí.

Không có gì sai khi giúp đồng nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn nhưng bạn phải cân nhắc xem quyết định này sẽ ảnh hưởng thế nào đến tình hình tài chính cá nhân của bạn. Hãy nhớ rằng, chỉ cho vay những gì bạn có đủ khả năng để mất và đảm bảo rằng bạn có một thỏa thuận bằng văn bản.

4 cách khéo léo từ chối cho vay tiền giúp người cả nể nhất cũng làm được
Trong cuộc sống, việc giúp đỡ lẫn nhau là điều nên làm. Tuy nhiên, có những lời đề nghị vay tiền khiến bạn cảm thấy thật khó xử vì muốn từ chối nhưng...

Tư duy thông minh

Kiên Nguyễn
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư duy thông minh