Càng có nhiều trải nghiệm, bạn sẽ càng nhận ra những bộn bề toan tính một đời, những truy cầu của cả một đời, đến cuối cùng cũng chỉ là hư vô. Trang bị cho mình 6 chiếc kính này, đó chính là sự khôn ngoan
1. Kính viễn vọng
Chỉ khi leo cao bạn mới có thể nhìn xa. Đứng trên đỉnh núi, trong nháy mắt bạn có thể nhìn thấy tất cả những ngọn núi nhỏ. Lúc này, bạn tự nhiên sẽ cảm thấy vô cùng tự hào và có động lực để tiến về phía trước ngay lập tức.
Bạn có thể không biết ngọn núi trông như nào khi mình đang đứng trên chính ngọn núi đó. Nhưng leo lên một ngọn núi phía xa, bạn sẽ có thể thu vào tầm mắt hình dáng của cả ngọn núi đó. Chỉ khi đứng ở nơi cao, bạn mới có thể thấy rõ thực tế ẩn giấu đằng sau vẻ ngoài phức tạp là gì.
Sống ở đời cũng vậy, chỉ khi đứng trên cao bạn mới có thể nhìn xa và chỉ khi có thể nhìn xa bạn mới biết được tương lai sẽ thế nào. Một người có cho mình kính viễn vọng, niềm đam mê sẽ không bao giờ tắt. Họ có khả năng xua tan sương mù và nhìn thấy bầu trời xanh, có đầu óc để lập kế hoạch cho tương lai của mình.
2. Kính lúp
Hãy mở rộng tâm trí của bạn. Như nhiều người vẫn nói, bạn chỉ có thể tập hợp mọi người nếu bạn có thể chứa đựng họ. Chỉ bằng cách tập hợp mọi người thì mọi việc mới có thể được hoàn thành. Nếu một người chỉ biết ích kỷ một mình, sẽ không ai muốn ở bên cạnh họ. Người như vậy sao có thể một mình chinh phục được thế giới?
Tham vọng không mạnh mẽ, trí tuệ không đạt được. Nếu lý tưởng của một người không đủ cao cả thì người đó sẽ không thể có được trí thông minh và khả năng tương xứng. Tham vọng chinh phục chính là một trong những yếu tố tạo nên người thành công.
3. Kính râm
Cuộc sống cần lắm một cặp kính râm. Nó có thể giúp bạn nhìn xuống thế giới khi bạn tiến lên và có thể ẩn mình bằng cách rút lui. Nhìn thế gian ồn ã xô bồ, tranh đua nhau vì lợi ích, nếu bạn không có một trái tim đủ bình tĩnh, bạn sẽ dễ bị thế giới cuốn đi và không bao giờ tìm được sự an yên trong tâm hồn.
Một cặp kính râm sẽ làm mờ đi các vật thể chói lóa. Bất cứ điều gì tưởng chừng không thể chấp nhận được sẽ trở nên bình thường hơn. Đó chính là mục đích của kính râm, thêm một lớp lọc cho thế giới thực khắc nghiệt này.
Sống trên đời này với tấm lòng trong sạch, tươi sáng dĩ nhiên là điều tốt. Nhưng chớ vì vậy mà nghĩ mọi người đều giống mình. Tâm hại người thì không nhưng tâm phòng người nhất định phải có. Ai cũng cần học cách che giấu suy nghĩ thật của mình một cách thích hợp, tránh tạo cơ hội cho kẻ xấu. Kính râm là vật che chắn và có thể giúp bạn tránh khỏi nhiều rắc rối.
4. Kính hiển vi
Cuộc sống này cần có kính hiển vi để chúng ta có thể nhìn thấy mọi thứ một cách chi tiết hơn và làm tốt hơn. Một chiếc móng ngựa bị mất có thể phải trả giá bằng một trận chiến. Một con kiến có thể ăn mòn cả một bờ kè lớn. Sự cẩu thả trong các chi tiết có thể dẫn đến mất mát mọi thứ. Sự bất cẩn tưởng chừng nhỏ thôi có thể góp phần làm hỏng cả tình hình chung.
Việc nhỏ chớ coi thường, việc lớn càng phải làm tỉ mỉ. Hãy chú ý đến chi tiết và làm việc một cách nghiêm túc. Hãy làm tốt những việc bình thường một cách phi thường và nhiều những việc nhỏ sẽ gom góm tạo nên thành công lớn. Thay đổi về lượng sẽ dẫn đến thay đổi về chất. Nhìn ra được bản chất này, thành công sẽ là điều nằm trong tầm tay.
5. Kính méo mó
Trong cuộc sống, tỉnh táo không khó mà cái khó nằm ở sự bối rối. Bối rối ở đây không phải ngốc nghếch mà là sự an lạc trong tâm hồn sau khi có được sự giác ngộ lớn trong cuộc đời.
Người biết bối rối thường có được hạnh phúc trong đời, người sống quá tỉnh táo thường chuốc lấy nhiều rắc rối. Người tỉnh táo nhìn sự việc quá rõ ràng, quá nghiêm túc và gặp rắc rối khắp nơi. Trong khi đó, người bối rối ít quan tâm và cảm nhận hương vị tuyệt vời trong từng hơi thở của cuộc sống.
Người quá tỉnh táo thường phải sống một cuộc sống khó khăn, luôn có những thứ không thể chịu đựng được, luôn có những điều không thể buông bỏ và phải đấu tranh với những dằn vặt. Trong khi đó, những người bối rối có thể bước đi một cách dễ dàng và sống thoải mái. Hãy học cách bối rối khi cần bối rối, đó chính là sự khôn ngoan.
6. Kính không độ
“Nhìn núi vẫn thấy là núi, nhìn sông vẫn thấy là sông” là một kiểu trở về với thiên nhiên sau khi đã nhìn ra thế giới. Càng có nhiều trải nghiệm, bạn sẽ càng nhận ra những bộn bề toan tính một đời, những truy cầu của cả một đời, đến cuối cùng cũng chỉ là hư vô. Đó là lúc bạn trở về với bản chất thiên nhiên nhất, tập trung làm điều bạn thân nên làm, mặc cho thế giới xung quanh ồn ã.
Không cần thiết phải nhìn thế giới qua kính viễn vọng, kính lúp, kính râm, kính hiển vi hay gương méo mó, chấp nhận thế giới như nó vốn là. Đối mặt với mọi chuyện phức tạp trên đời, nở một nụ cười đủ để tan biến. Hiểu được điều này, con người sẽ có được bản chất và sự chân thực, tự do và bình yên.