9 sai lầm mà não bộ chúng ta vẫn cho là đúng 

Ngày 20/04/2020 11:50 AM (GMT+7)

Não bộ giúp chúng ta thu nhận thông tin, phân tích, cố gắng mô phỏng và dự đoán sự vận động. Tuy nhiên không phải dự đoán nào cũng đúng và có những sai lầm chúng ta mắc phải hàng ngày xuất phát từ đây mà ra.

Não bộ là cơ quan phức tạp và bí ẩn nhất trong cơ thể con người. Não bộ giúp chúng ta thu nhận thông tin, phân tích, cố gắng mô phỏng và dự đoán sự vận động. Tuy nhiên không phải dự đoán nào cũng đúng và có những sai lầm chúng ta mắc phải hàng ngày xuất phát từ đây mà ra. Đó là khi mô hình não bộ phỏng đoán có sai lệch so với thực tế. 

Dưới đây là 9 sai lầm và định kiến mà não bộ hay mắc phải. Từ đó, bạn có thể tìm cách tư duy và tận dụng bộ não tốt hơn. 

1. Nghịch lý lựa chọn 

9 sai lầm mà não bộ chúng ta vẫn cho là đúng  - 1

Điều này nghe có vẻ lạ song sự thật là chúng ta thường thích có ít hơn là nhiều sự lựa chọn. Khi đứng trước quá nhiều sự lựa chọn, năng lực quyết định của bộ não dường như bị tê liệt. 

Hiện tượng này được chứng minh bởi thí nghiệm "lọ mứt" của các nhà khoa học. Trong thí nghiệm, khi trên bàn có rất nhiều loại mứt được bày ra bán, chỉ 3% khách hàng quyết định mua. Tuy nhiên, khi số loại mứt bị giảm đi thì ngạc nhiên thay, có tới 30% khách hàng quyết định mua. 

Đó là thực tế xảy ra với bộ não của chúng ta. Đừng e ngại việc đưa ra quyết định khi đứng trước nhiều sự lựa chọn. Đối với người bán, bạn nên đưa ra số lượng, chủng loại mặt hàng phù hợp để khách hàng không cảm thấy bối rối khi đứng trước quá nhiều lựa chọn. 

2. "Tôi luôn đúng"

Chúng ta sẽ dễ dàng tin tưởng vào một điều nếu như điều đó trùng với niềm tin của ta. Có thể hiểu một cách đơn giản như nếu bạn nghĩ tập thể dục không giúp gì cho việc giảm cân và giờ người khác cũng nói với bạn như vậy thì bạn sẽ có xu hướng tin tưởng vào khẳng định của mình là đúng. 

Nghịch lý này có phần nguy hiểm vì nó khiến chúng ta mất đi góc nhìn khách quan khi đứng trước mỗi sự vật, hiện tượng và tìm kiếm thêm thông tin để kiểm chứng về những gì chúng ta trước giờ vẫn tin. 

Thực tế thì chúng ta vẫn đối diện với hiện tượng tâm lý này hàng ngày, phổ biến trên các mạng xã hội, nơi thông tin sàng lọc dựa trên sở thích của chúng ta và chúng ta sẽ chỉ xem các thông tin mà ta dễ có cùng quan điểm. 

3. Hiệu ứng Pygmalion

Hiệu ứng Pygmalion là một thuật ngữ được đặt ra bởi Rosenthal và Jacobsen vào năm 1968. Nó liên quan đến sự kết nối giữa những kỳ vọng của người khác và hiệu suất của chúng ta.

Nếu người khác (hoặc chính bản thân ta) nghĩ ta kém cỏi và đối xử với ta theo cách họ nghĩ, chúng ta nhận sự đối xử và rồi hành xử đúng theo cách như vậy. Một khi ý niệm đã hình thành, thậm chí ngay cả khi nó không đúng với thực tế, chúng ta vẫn có khuynh hướng hành xử theo đó.  

Hiệu ứng này có ý nghĩa rất to lớn khi được áp dụng trong giáo dục hay quản lý nhân sự. Theo đó, các học sinh sẽ có xu hướng thể hiện tốt hơn khi được giáo viên kỳ vọng, tin tưởng. Người giáo viên giỏi phải là người biết truyền cho học trò niềm tin và sự kỳ vọng vào chính bản thân mình. Là người lãnh đạo, muốn nhân viên của mình thành công, đừng bao giờ ngăn bước họ bởi những suy nghĩ họ không thể làm được. 

4. Nghịch lý ý tưởng càng đông, kết quả càng tệ 

9 sai lầm mà não bộ chúng ta vẫn cho là đúng  - 2

Hiệu ứng "Group think" chính là lời giải thích cho việc vì sao đôi khi làm việc theo nhóm lại khiến hiệu quả bị giảm đi, những thành viên thông minh lại có thể đưa ra những ý tưởng kém. Đó là bởi chúng ta có xu hướng kìm nén lại ý kiến của bản thân mình thay vì đưa nó ra để tránh nguy cơ gây ra xung đột. 

Thật may là hiệu ứng này hoàn toàn có thể tránh khi người đứng đầu của nhóm biết đánh giá từng ý kiến hay có sự tham khảo thêm từ các chuyên gia bên ngoài.

5. Ảo tưởng hình thể của vận động viên bơi lội 

9 sai lầm mà não bộ chúng ta vẫn cho là đúng  - 3

Ảo tưởng về hình thể của vận động viên bơi lội bắt nguồn từ sự nhầm lẫn các yếu tố chọn lọc với kết quả của việc tập luyện chăm chỉ, hay nói khái quát hơn là nhầm lẫn giữa nguyên nhân và kết quả. 

Không ai có thể có được thân hình chuẩn như một vận động viên bơi lội chỉ bằng cách tập luyện chăm chỉ. Các vận động viên này vốn được tạo hoá ban tặng cho kết cấu cơ thể phù hợp cộng thêm sự rèn luyện chăm chỉ của bản thân. 

Nguyên tắc này cũng áp dụng tương tự trong nhiều trường hợp khác như các trường đại học hàng đầu đào tạo ra những sinh viên đầu ta tốt nhất hay họ đầu tư thời gian để chọn sinh viên giỏi nhất ở đầu vào? 

6. Ảo giác về tần suất lặp 

Có thể hiểu đơn giản là khi bạn mới biết thêm về một điều gì đó, chẳng hạn như thông tin hãng xe này có ra mắt mẫu mới từ tháng trước mà giờ bạn mới biết, thì kì lạ thay, hình ảnh ấy sẽ xuất hiện liên tục trong đầu bạn. 

Sự thật là do bộ não bộ của chúng ta mà thôi. Não bộ có khả năng chọn lọc các chi tiết để chú ý đến. Khi não bộ mới tiếp nhận thông tin, nó sẽ nhấn mạnh thông tin đó khiến bạn chú ý đến nhiều hơn trong khi sự thật là vật thể đó vẫn tồn tại suốt, chỉ là bạn chưa nhận ra mà thôi. 

7. Sợ mất mát

Thực tế thì nỗi đau khi mất đi một điều gì đó lớn hơn cảm giác sung sướng khi ta được nhận về dù rằng lợi ích có thể lớn hơn. Đó là lý do giải thích vì sao chúng ta không thích chuyển đến nơi ở mới, không thích chuyển công việc, không thích trải nghiệm mớ... Sợ mất mát cũng có thể giải thích cho việc vì sao ta thấy động lực hơn khi đối diện với nguy cơ phạt, hơn là được treo giải thưởng.

8. Thích đổ lỗi

9 sai lầm mà não bộ chúng ta vẫn cho là đúng  - 4

Chúng ta thường có xu hướng đổ lỗi thất bại của bản thân cho hoàn cảnh bên ngoài còn thành công là kết quả do chính mình làm nên. Đối với những người tự ti, điều này lại hoàn toàn ngược lại. 

Cả hai thái cực đều phổ biến trong tâm lý học và đều sinh ra những tiêu cực. Để tránh tâm lý này, chúng ta nên nhận thức được đúng đắn về hành vi, sửa chữa những sai lầm và công nhận sự nỗ lực của bản thân để hoàn thiện bản thân. 

9. Nhìn thấy ảo ảnh trong mọi thứ 

9 sai lầm mà não bộ chúng ta vẫn cho là đúng  - 5

Bạn sẽ thấy rất quen thuộc với điều này khi chúng ta có thể nhìn thấy một khuôn mặt trên mặt trăng hay hình dạng cơ thể con người trong một nửa quả cam trong khi rõ ràng là chúng không có.

Ảo giác nhận biết một khuôn mẫu quen thuộc này được hình thành trong vùng thùy thái dương của não bộ, nơi chịu trách nhiệm về nhận diện khuôn mặt. Về mặt tiến hóa, những yếu tố như vậy không nguy hiểm so với việc không nhận ra kẻ săn mồi và chỉ là tác dụng phụ qua khả năng nhận ra các vật thể của chúng ta.

Đừng nói xin lỗi trong 8 tình huống này, đây mới là cách xử lý khôn ngoan
Nói lời xin lỗi trong mọi trường hợp là điều nhiều người cho rằng thể hiện lịch sự mà không biết rằng đôi khi nó sẽ khiến ta đánh mất dần sự tự tin.
Theo Bảo Anh ( Brightside)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư duy thông minh