Chỉ 7 ngày để kiểm soát tài chính tốt hơn, thu nhập bao nhiêu cũng có thể trở nên giàu có

Bảo Anh. - Ngày 10/09/2023 19:23 PM (GMT+7)

Những lời khuyên này sẽ giúp bạn quản lý tình hình tài chính tốt hơn, sớm đạt được các mục tiêu quan trọng trong cuộc sống.

Ngày 1: Kiểm kê tài chính của bạn

Đây là bước bạn không thể bỏ qua nếu cam kết nâng cao sức khỏe tài chính tốt của mình. Để đánh giá tình hình tài chính của bạn, hãy bắt đầu bằng việc đặt những câu hỏi phù hợp như:

Mỗi tháng bạn cầm về tay bao nhiêu tiền?

Thu nhập đó có ổn định hàng tháng không?

Bạn được trả lương thế nào và bạn phân bổ tiền cho các hóa đơn ra sao?

Hóa đơn hàng tháng định kỳ của bạn thế nào?

Bạn có đang chi tiêu quá mức vào bất kỳ hạng mục nào không?

Bao nhiêu ngân sách của bạn được dùng để trả nợ?

Làm quen với số tiền bạn kiếm được so với số tiền bạn chi tiêu là nền tảng cho bất kỳ kế hoạch tự chăm sóc tài chính nào. Điều quan trọng là bạn phải nhìn vào bức tranh tài chính lớn hơn của chính mình. 

Ví dụ: Nếu bạn mắc nợ, bạn nên biết mình nợ ai, nợ bao nhiêu tiền, số lãi phải trả và bao nhiêu phần trăm thu nhập của bạn dùng để trả nợ mỗi tháng. 

Nếu bạn làm nghề tự do, thu nhập không cố định, hãy tính thu nhập trung bình của bạn trong 12 tháng trước đó và sử dụng số tiền này làm cơ sở để so sánh với chi tiêu hàng tháng. 

Ngày 2: Tập trung vào ngân sách

Chỉ 7 ngày để kiểm soát tài chính tốt hơn, thu nhập bao nhiêu cũng có thể trở nên giàu có - 1

Thu nhập của bạn có thể tương đối ổn định từ tháng này sang tháng khác nhưng bạn có thể thấy mình chi tiêu nhiều hơn hoặc ít hơn vào những thời điểm khác nhau. Bằng cách lập biểu đồ chi tiêu, bạn có thể dễ dàng nhận ra các xu hướng chi tiêu của mình. Hãy xem mình có đang lãng phí tiền vào những khoản nào, đâu là nơi có thể cắt giảm. Một số ví dụ về các khoản bạn có thể cắt giảm như: 

Dịch vụ internet hoặc truyền hình cáp mà bạn không sử dụng hoặc không sử dụng hết

Tư cách thành viên định kỳ mà bạn không thực sự cần (ví dụ: phòng tập)

Giải trí

Bất cứ thứ gì không cần thiết như đồ điện tử, quần áo, ăn hàng...

Ngoài những chi phí đó, bạn cũng nên tìm kiếm các cơ hội khác để cắt giảm ngân sách của mình.

Ngày 3: Trả nợ

Cho dù đó là nợ thẻ tín dụng, thế chấp hay nợ vay, bạn đều có nhiều cách để trả khoản nợ của mình. Đầu tiên, hãy xem lại hoạt động tài khoản ngân hàng của bạn để đảm bảo bạn có đủ tiền trang trải các hóa đơn, tránh khoản phí thấu chi tốn kém hoặc phạt thanh toán chậm. 

Tiếp theo, nếu còn dư tiền trong ngân sách sau khi trang trải chi phí thiết yếu, hãy xem xét cách tiếp cận kế hoạch thanh toán nợ của bạn. Bạn có thể ưu tiên thanh toán khoản nợ lãi suất cao hơn để giảm số tiền lãi phải trả hoặc ưu tiên trả hết khoản nợ nhỏ trước để tạo động lực tiến lên phía trước.

Ngày 4: Xây dựng quỹ khẩn cấp

Quỹ khẩn cấp có thể giúp bạn giải quyết vấn đề tài chính nếu bạn gặp phải khoản chi phí ngoài kế hoạch, không mong đợi. Quỹ khẩn cấp cần có thời gian để hình thành nên hãy bắt đầu ngay khi có thể với bất kỳ số tiền nào. 

Ví dụ: Nếu bạn không may bị mất việc hoặc bị ốm và không thể làm việc, quỹ khẩn cấp có thể giúp trang trải các hóa đơn cho đến khi mọi thứ trở lại bình thường. Bạn cũng có thể rút từ khoản khẩn cấp này để chi trả cho những thứ như sửa chữa xe hoặc khoản chi phí quan trọng khác mà bạn không lường trước được.

Các chuyên gia tài chính thường khuyên chúng ta nên để quỹ khẩn cấp này tương đương chi phí trong 3 đến 6 tháng chi phí sinh hoạt song con số này bao nhiêu là tuỳ thuộc vào bạn, mức độ ổn định của công việc, số người phụ thuộc, tình hình sức khỏe... Hãy thêm khoản tiền này vào ngân sách của bạn như một khoản chi tiêu định kỳ. Bằng cách coi khoản tiết kiệm như một hóa đơn phải thanh toán, bạn có thể đảm bảo khoản dự trữ khẩn cấp của mình tăng lên đều đặn. Nhớ rằng, quỹ khẩn cấp cần là khoản tiết kiệm có tính thanh khoản, nghĩa là bạn có thể sử dụng chúng ngay khi cần.

Ngày 5: Tiết kiệm cho nghỉ hưu

Chỉ 7 ngày để kiểm soát tài chính tốt hơn, thu nhập bao nhiêu cũng có thể trở nên giàu có - 2

Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu tiết kiệm cho những ngày tháng sau này. Bạn có thể không theo dõi khoản tiết kiệm khi nghỉ hưu của mình hàng tuần nhưng điều quan trọng là phải có mục này trong danh sách tự chăm sóc tài chính của bạn. Khi bạn biết mình đang ở đâu, bạn sẽ xác định tốt hơn khả năng đạt mục tiêu của mình.

Ngày 6: Kiểm tra điểm tín dụng và báo cáo của bạn

Tự mình kiểm tra điểm tín dụng là điều nên được thêm vào thói quen chăm sóc sức khỏe tài chính. Khi bạn xem điểm tín dụng của mình, hãy lưu ý xem nó tăng hay giảm như thế nào theo thời gian. Việc như thanh toán hóa đơn đúng hạn, giữ số dư thẻ tín dụng ở mức thấp... có thể có tác động tích cực đến tín dụng của bạn. Ngoài ra, hãy xem lại bảng sao kê thẻ tín dụng của bạn mỗi tháng để kiểm tra tổng chi tiêu của mình, số tiền lãi bạn có thể phải trả nếu bạn có số dư. 

Ngày 7: Biến mục tiêu tài chính của bạn thành hiện thực

Đặt ra mục tiêu tài chính là một khía cạnh quan trọng khác của việc tự chăm sóc bản thân khi nói đến tiền bạc. Hãy tự hỏi bản thân xem mục tiêu tài chính của bạn là gì. Chúng có thể đơn giản là kỳ nghỉ cho gia đình hoặc mua một chiếc ô tô mới, hoặc thứ gì đó lớn hơn như mua nhà. Sau đó, hãy tạo ra lộ trình để đạt được mục tiêu.

5 dấu hiệu cho thấy bạn là người thông minh về tiền bạc
Những dấu hiệu dưới đây có thể khiến chính bạn ngạc nhiên khi biết mình đang làm tốt hơn rất nhiều người về tiền bạc.

Bí quyết chi tiêu

Theo Bảo Anh.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí quyết chi tiêu