Một điều đặc biệt trong cung điện Sanssouci mà bất cứ ai khi bước vào đều có thể nhận ra, thậm chí thoáng giật mình. Trong cung điện, nhà vua cho trang hoàng rất nhiều chân dung của những mối tình đồng tính luyến ái trong thời cổ đại Hy Lạp.
Trong suốt quãng thời gian đó, Friedrich không cho Keyserling ra ngoài đường, vì "sợ thiên hạ dị nghị về ông ta”.
Mối quan hệ trên cả đặc biệt
Một số ghi chép còn tiết lộ một sự thật khiến nhiều người phải ngỡ ngàng và choáng váng, đó là mối quan hệ giữa Friedrich với nhà triết học, nhà thơ nổi tiếng người Pháp Voltaire. Nhiều tài liệu cho rằng giữa Voltaire và nhà vua nước Phổ đã có một tình bạn trên cả tuyệt vời.
Tuy nhiên, chính những bút tích hay những câu thơ của Voltaire còn lại cho đến ngày nay đã tố cáo một tình cảm trên mức bình thường giữa hai người này. Năm 1740, khi Friedrich II von Hohenzollern lên ngôi Quốc vương, nhà vua đã gửi thư mời Voltaire đến thăm kinh đô Berlin.
Friedrich II qua nét vẽ của Johann Georg Ziesenis, họa sĩ người Đức gốc Đan Mạch
Tuy nhiên, lúc bấy giờ đại văn hào vướng vào mối tình với bà Chatelet, nên Voltaire đã từ chối chuyến đi này. Nhưng như một định mệnh không tránh khỏi, vào năm 1743, vua Pháp với mục đích nhằm củng cố liên minh Pháp - Phổ đã cử một người sang viếng thăm vua Phổ. Người được lựa chọn không ai khác chính là Voltaire.
Và nhà triết học người Pháp này đã trở thành một trong những thượng khách đã được Đại đế Friedrich II tiếp đón tại cung điện xa hoa Sanssouci.
Sau chuyến công cán đó, Voltaire còn trở lại nước Phổ nhiều lần theo những lời mời cá nhân. Đặc biệt, sau khi bà Chatelet qua đời vào năm 1749, cuối cùng thì Voltaire cũng nhận không ít lời mời đến chung sống với nhà vua.
Vào tháng 7 năm 1750, Voltaire đến kinh thành Berlin. Là viên thị thần của ông, Voltaire được ông chu cấp cho 20.000 quan Pháp và sống tại một trong những cung điện Hoàng gia Phổ.
Trong suốt gần 50 năm kể từ đó trở đi, Voltaire đã cùng với Đại đế Friedrich II trải qua nhiều giây phút thăng hoa tại cung điện mùa hè. Có lần, Voltaire từng gửi tặng một bài thơ cho ông, ví ông như Julius Caesar - vị hoàng đế đồng tính luyến ái đã cải cách hệ thống lịch thời kỳ La Mã cổ đại, và từng gọi ông là "Đức Vua vĩ đại, đẹp trai và thích quấy rối người khác".
Ở bên cạnh Đại đế Friedrich II, Voltaire hưởng mọi bổng lộc, vinh hoa phú quý của một người thân cận hoàng đế.
Trong khi đó, Voltaire trở thành người thầy, nhà triết học và người bạn tận tụy nhất của ông. Thậm chí, có lần, Voltaire từng thốt lên rằng: “Trong suốt bốn năm nay, hạ thần là nhân tình của Đức Kim thượng...”.
Trong cung điện nguy nga tráng lệ, Đại đế Friedrich II và Voltaire ngồi đàm luận với nhau khoảng hai tiếng đồng hồ. Sau đó, họ cùng nhau dùng bữa tối trong ánh nến lãng mạn và tiếp tục kéo dài câu chuyện của mình cho tới tận khuya.
Chuyện đồng tính luyến ái của Đại đế Friedrich II trước sau vẫn chỉ là những câu chuyện bí mật được giấu kín trong bóng tối. Thế nhưng, bỗng một ngày, người ta đọc được một ghi chép của Voltaire thẳng thắn nói về chuyện giới tính này của nhà vua.
Trong ghi chép của mình, Voltaire viết: “Nhà vua ngủ theo kiểu Sparta trên một chiếc võng giản dị của quân đội nước Phổ. Khi đức vua vận hoàng bào và mang hia, triết học Khắc kỷ phải nhường chỗ cho trường phái Epicurus trong một khoảng thời gian ngắn.
Có hai hoặc ba sủng thần tới gặp Ngài, họ là những Trung úy trong quân đội triều đình, hoặc là những học viên trẻ của trường sĩ quan, những anh lính hầu, hoặc là những haidouk (lính bộ binh người Hungary). Họ đã cùng nhau uống cà phê.
Ngài mà thả một chiếc khăn quàng cổ vào anh chàng nào thì anh ta sẽ còn ở riêng cùng Ngài thêm 15 phút nữa. (Trong cung cấm của Thổ Nhĩ Kỳ, một nguyên phi được chọn để ăn nằm với Sultan thường ra mắt Sultan với một chiếc khăn quàng cổ)”.
Tác phẩm khiến nhiều người choáng váng bởi nó công khai luôn chuyện Đại đế Friedrich II là một vị vua đồng tính luyến ái. Choáng váng hơn nữa là khi nó được viết ra bởi chính người đã nhiều ngày đêm chung sống cùng đức vua.
Khi biết chuyện, Đại đế Friedrich II đã giữ một thái độ không phủ nhận chuyện đồng tính mà cũng không cho rằng nội dung quyển sách này là đúng. Đức vua cũng không truy cứu chuyện Voltaire đã nói ra bí mật này.
Người ta đồn rằng, trước khi sự việc này xảy ra, giữa đức vua và Voltaire đã nổ ra một cuộc tranh luận dẫn đến bất hòa. Và việc tung ra những lời trên chỉ là một cơn nóng giận tức thời của Voltaire dành cho người bạn lâu năm của mình.
Chính Voltaire sau này cũng đã ám chỉ về vụ việc này rằng: “Hai người tình bất hòa với nhau, nói cách khác là hai kẻ náo loạn hoàng cung giận nhau. Tuy nhiên, tình yêu thương nồng nàn vẫn bất diệt”.