Đôi khi tự lo cho bản thân chính là một kiểu “ích kỷ”... và điều đó không sao cả

Bảo Anh. - Ngày 06/03/2023 12:08 PM (GMT+7)

Đừng bỏ bê bản thân và sức khỏe của bạn vì cảm giác ích kỷ. Ích kỷ không phải là luôn xấu và bạn hoàn toàn có thể ích kỷ một chút để chăm sóc sức khỏe cảm xúc, tinh thần và thể chất của chính mình.

Nhắc đến chăm sóc bản thân, bạn có thể sẽ nghĩ đến các dạng các sản phẩm chăm sóc da, bom tắm hay các tư thế yoga… nhưng việc chăm sóc bản thân không chỉ là những gì chúng ta vẫn thấy họ quảng cáo trên mạng xã hội.

Tự chăm sóc cơ bản chính là chăm sóc bản thân bạn, tiếp đó là chăm sóc sức khỏe cảm xúc của bạn và hơn thế nữa là sự chữa lành. Vậy thì tại sao chúng ta lại cảm thấy việc chăm sóc bản thân là ích kỷ?

Có thể bạn vừa hủy bữa tối, từ chối lời mời đến buổi gặp mặt mà người cũ của bạn cũng đến hoặc nói không với bất cứ điều gì. Điều này khiến bạn có thể cảm thấy hơi ích kỷ hoặc tội lỗi, nằm trằn trọc trên giường, nghĩ rằng lẽ ra mình nên làm điều gì đó khác... Nhưng nếu quyết định đó của bạn là sự ưu tiên dành cho bản thân, năng lượng và sự chữa lành của chính bạn, thì bạn có thực sự ích kỷ không?

Ý nghĩa thực sự của ích kỷ

Khi từ “ích kỷ” xuất hiện trong tâm trí, chúng ta thường liên tưởng ngay đến những hàm ý tiêu cực. Chúng ta không dám nghĩ về “tôi và sở thích của tôi”, cố gắng sống vì lợi ích của toàn nhân loại, vì người ta nói rằng cho đi hơn là nhận lại?

Ích kỷ là khi bạn chỉ quan tâm đến niềm vui và lợi ích cá nhân, thiếu quan tâm đến người khác song cuộc đời này không phải chỉ hoặc trắng hoặc đen. Nó giống như việc bạn được yêu cầu dùng mặt nạ dưỡng khí của chính mình trước khi giúp đỡ người khác trong trường hợp khẩn cấp trên máy bay, đặt bản thân mình lên vị trí ưu tiên bản thân hàng đầu và không ai gọi đó là ích kỷ.

Đôi khi “ích kỷ” không phải là điều xấu và chỉ vì ai đó định nghĩa điều gì đó mà bạn đã làm là ích kỷ không có nghĩa là bạn phải xác định mọi thứ thay định nghĩa của họ. Đừng dằn vặt bản thân với hai chữ này, có những lúc ích kỷ là điều nên làm vì sức khỏe và hạnh phúc của chính bạn.

Dưới đây là một số thời điểm đó:

1. Bạn cần giúp đỡ

Đôi khi tự lo cho bản thân chính là một kiểu “ích kỷ”... và điều đó không sao cả - 1

Chúng ta ai cũng có lúc cần đến sự giúp đỡ nhưng lại thường tránh tìm kiếm nó. Việc phải nhờ đến sự giúp đỡ có thể khiến bạn cảm thấy mình kém cỏi, yếu đuối hoặc thiếu thốn và nó khiến bạn cảm thấy căng thẳng hơn.

Tuy nhiên, việc yêu cầu giúp đỡ khi bạn cần không phải là biểu hiện của sự yếu đuối. Nếu bạn thấy rất căng thẳng vì một dự án công việc đang triển khai, hãy nhờ đồng nghiệp hỗ trợ hoặc ủy thác nhiệm vụ. Nếu bạn cần sự đồng hành, hãy nhờ một người bạn hỗ trợ.

2. Bạn cần nghỉ ngơi

Khi bạn cảm thấy mệt mỏi, dù là về mặt cảm xúc, tinh thần hay thể chất, đó là dấu hiệu cho thấy đã đến lúc bạn nên nghỉ ngơi. Mỗi chúng ta đều cần nghỉ ngơi, tìm sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Việc bạn chọn về nhà và ngủ thay vì đi uống nước với bạn bè, điều đó không sao hết. Nếu ai đó gọi nó là ích kỷ thì đó cũng là ích kỷ lành mạnh. Khi cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức hoặc đau đớn, hãy cho phép mình nghỉ ngơi thêm và đừng cảm thấy tội lỗi về điều đó. Nghỉ ngơi là điều cần thiết cho bất kỳ loại phục hồi nào.

3. Bạn cần thời gian ở một mình

Một số người có thể không hiểu vì sao bạn lại chọn ở nhà thay vì ra ngoài song điều đó không quan trọng. Nếu bạn muốn dành thời gian ở một mình, đừng cảm thấy mình. Tất cả chúng ta đều có lúc cần thời gian một mình và một số người cần nhiều hơn những người khác. Những tương tác xã hội có thể gây ra mệt mỏi cho một số người và không có gì phải xấu hổ khi bạn dành thời gian cho bản thân mình. 

Nếu bạn đã luôn bận rộn, tâm trạng trở nên thất thường hoặc thấy mình cần đánh giá lại các mối quan hệ  thì bây giờ có thể là thời điểm tốt để bạn lên kế hoạch cho khoảng thời gian ở một mình. Bạn không cần lấp đầy lịch của mình bằng các sự kiện xã hội trừ khi bạn thực sự muốn. Hãy đơn giản là "rút ​​​​phích cắm" và tận hưởng thời gian dành cho mình mà bạn hằng khao khát.

4. Đã đến lúc kết thúc một mối quan hệ, công việc hoặc hoàn cảnh sống

Đôi khi tự lo cho bản thân chính là một kiểu “ích kỷ”... và điều đó không sao cả - 2

Chia tay với một người quan trọng, chuyển đến một thành phố mới hoặc nghỉ việc chưa bao giờ là điều dễ dàng. Chúng ta thường giữ lại một mối quan hệ vì sợ làm tổn thương ai đó nhưng khi đó là mối quan hệ gây tổn hại, đôi khi bạn cần đặt bản thân lên hàng đầu.

Việc tiếp tục một mối quan hệ, công việc hay bất cứ điều gì không còn khiến bạn hạnh phúc nữa hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn là điều nên làm và ngay cả khi ai đó nói rằng đó là ích kỷ, không sao hết! 

5. Cho đi nhiều hơn nhận lại 

Bất kỳ mối quan hệ nào cũng nên có sự cân bằng giữa cho và nhận. Khi bạn thấy cán cân luôn nghiêng về người cho đi là bạn, đối phương chỉ biết nhận về thì có lẽ đã đến lúc bạn phải thay đổi. Bạn có thấy mình làm tất cả mọi việc từ trong nhà ra ngoài đường trong khi bạn đời chỉ về nhà và gác chân lên bàn xem tivi? 

Tùy thuộc vào tình huống, bạn có thể chọn nói chuyện với họ, nghỉ ngơi một chút để lấy lại năng lượng hoặc cắt đứt hoàn toàn. Không có gì là ích kỷ khi bạn ưu tiên nhu cầu của bản thân hơn người khác nếu hành động cho đi gây hại cho bạn nhiều hơn.

6. Để tránh bị kiệt sức

Khi tình trạng kiệt sức xảy ra, nó có thể ảnh hưởng đến cả cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp của bạn. Vì vậy, khi hết giờ làm việc, hãy thực sự dành thời gian cho mình. Tắt thông báo công việc, email của bạn và giải quyết nó vào ngày hôm sau thay vì vừa ăn tối vừa xử lý. Bất kể bạn làm gì, hãy chắc chắn rằng bạn có thời gian để tách mình ra khỏi công việc. Tạo ra sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống chính là cách giúp bạn tránh bị kiệt sức và mang lại nhiều hạnh phúc hơn cho cuộc sống của mình. 

Đôi khi tự lo cho bản thân chính là một kiểu “ích kỷ”... và điều đó không sao cả - 3

9 thủ thuật tâm lý giúp bạn muốn gì được nấy
Dù là trong mối quan hệ công việc, gia đình hay bạn bè, những thủ thuật tâm lý hiệu quả dưới đây sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu của mình nhanh hơn, khiến cuộc sống trở nên dễ dàng và khiến mọi người cảm thấy thích bạn hơn. 

Tư duy thông minh

Theo Bảo Anh. ( Healthline)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư duy thông minh