Bằng cách thực hiện việc đóng băng chi tiêu, bạn có thể tiết kiệm một khoản tiền đáng kể chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Số tiền này sẽ phụ thuộc vào thói quen chi tiêu hiện tại của bạn, nhưng chắc chắn nó sẽ nhiều hơn đáng kể so với số tiền bạn đang tiế
Bạn đang cố gắng trả bớt nợ để có thể tiết kiệm cho chiếc ô tô hay căn nhà trong mơ? Bạn muốn bắt đầu tiết kiệm để nghỉ hưu sớm hay làm việc mà không phải mang gánh nặng cơm áo gạo tiền? Bất kể lý do cá nhân của bạn là gì, hãy ghi nhớ nó để có thể giữ vững động lực và bắt đầu thử thách đóng băng chi tiêu.
Việc đóng băng chi tiêu có nghĩa là bạn sẽ chỉ chi tiền cho những thứ thực sự cần thiết như thực phẩm, xăng xe, thuốc thang. Đây là một số quy tắc chung cần ghi nhớ:
Hiểu rõ vì sao bạn lại bắt đầu.
Lập danh sách những thứ bạn có thể mua (ví dụ như hàng tạp hóa, thuốc, xăng…)
Để người khác biết việc bạn đang làm.
Xác định xem việc đóng băng chi tiêu của bạn sẽ kéo dài bao lâu.
Không ra ngoài và tiêu nhiều tiền cho bõ trước khi thực hiện đóng băng chi tiêu vì điều này sẽ phủ nhận hoàn toàn mục đích của việc đóng băng.
Dưới đây là những bước cần thiết để bạn thực hiện đóng băng chi tiêu, tiết kiệm một cách hiệu quả bất chấp thu nhập.
1. Chuẩn bị cho bản thân
Khi nói về việc hạn chế tiêu tiền vào bất cứ thứ gì ngoài những điều cơ bản, bạn phải quyết định xem điều đó có ý nghĩa gì với mình. Nếu bạn là người biết rằng mình sẽ rời cửa hàng tạp hóa với tay xách nách mang và cho rằng đó đều là những thứ cần thiết thì tốt nhất bạn nên tìm ý nghĩa thực sự trước khi xác định thời hạn.
Trước khi bắt đầu đóng băng chi tiêu, hãy kiểm tra những gì có trong bếp của bạn cũng như lịch trình trong thời gian sắp tới. Ví dụ, nếu bạn đang lên kế hoạch tạm ngưng chi tiêu trong tuần tới mà bạn lại có lịch sẽ đi dã ngoại với bạn thì bạn đang sắp thất bại.
2. Xác định khung thời gian hợp lý
Nếu đây là lần đóng băng chi tiêu đầu tiên của bạn, có thể bạn sẽ muốn giới hạn bản thân trong 1 tuần để cảm nhận nó. Sau đó, bạn có thể làm việc theo cách của riêng mình trong tối đa 2 tuần. Một số người đóng băng chi tiêu trong cả tháng nhưng điều này có thể trở nên khó khăn, khiến bạn không thể thực hiện hiệu quả.
3. Tìm những hoạt động giải trí mới
Bên cạnh việc tìm hiểu những hoạt động miễn phí ở nơi bạn sống, bạn có thể tìm xem các bộ phim, cuốn sách ở thư viện địa phương cung cấp. Ngoài ra, còn có rất nhiều hoạt động giải trí miễn phí mà bạn có thể tìm thấy trên mạng internet.
Bạn cũng có thể đơn giản là ra ngoài chơi cùng con, tập thể dục thể thao hoặc bất cứ hoạt động gì khác giúp bạn cải thiện sức khỏe thể chất của mình.
4. Thách thức suy nghĩ của bạn
Điều này có thể khó nhưng hãy tự hỏi bản thân trước khi tiêu bất cứ đồng nào trong thời gian đóng băng chi tiêu và theo dõi các quyết định của bạn. Viết ra những thứ bạn tiêu và những thứ bạn có thể thuyết phục mình không tiêu tiền vào. Điều này sẽ giúp bạn biết rõ mình đang lãng phí tiền ở đâu và tiến tới mục tiêu cuối cùng nhanh chóng hơn.
5. Tìm nơi đến cho khoản tiền tiết kiệm được
Đối với bất kỳ khoản tiền nào mà bạn có thể từ chối ham muốn chi tiêu, hãy chuyển vào một tài khoản ngân hàng mới mà bạn không dễ dàng rút ra. Bằng cách này, bạn sẽ cảm thấy như bạn đã tiêu hết tiền nhưng sẽ thực sự tích lũy được kha khá cho khoản tiết kiệm của mình.
6. Hãy chắc chắn rằng bạn đang có trách nhiệm với bản thân
Hãy tìm một người bạn hoặc thành viên gia đình để giúp bạn có trách nhiệm hơn với thử thách. Nếu người khác biết rằng bạn đang đóng băng chi tiêu, bạn sẽ có nhiều khả năng tiếp tục thực hiện vì bạn sẽ biết rằng bạn sẽ phải trả lời câu hỏi của ai đó.
Bạn có thể nhờ họ kiểm tra bạn thường xuyên để đảm bảo rằng bạn đang đi đúng hướng. Một lựa chọn khác là rủ một người bạn cùng thực hiện việc đóng băng chi tiêu để có thể kiểm tra chéo nhau.
7. Tận dụng hết nguồn thực phẩm có
Những bữa ăn ngoài hàng thật sự dễ khiến chúng ta bị mủi lòng. Có thể nói việc ngăn bản thân không đi ăn ngoài là một trong những phần khó nhất của quá trình đóng băng chi tiêu. Hãy lên kế hoạch trước cho các bữa ăn trong tuần để đảm bảo rằng bạn có thể tận dụng hết các nguyên liệu có trong căn bếp của bạn.
Với một chút thời gian để kiểm kê những gì mình có, bạn sẽ nhận ra mình có kha khá thứ trong tủ mà không có ý định dùng tiếp hoặc thậm chí không nhớ đến sự hiện diện của nó. Hãy sáng tạo và thưởng thức bữa ăn do chính tay mình chuẩn bị.
8. Học hỏi từ kinh nghiệm của bản thân
Việc đóng băng chi tiêu có thể là một giải pháp khắc phục ngắn hạn nếu bạn cần tiền gấp hoặc giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về thói quen chi tiêu và cơ hội nhìn nhận thu nhập của mình theo một cách khác. Nếu bạn tiếp tục một số thói quen đóng băng chi tiêu mới của mình sau khi việc đóng băng kết thúc, bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều thu nhập của mình mỗi tháng.
Hãy lấy một ví dụ điển hình về việc tiêu tiền vào cà phê, trà sữa mỗi ngày. Thế hệ trẻ đang tiêu một khoản tiền không nhỏ vào các đồ uống này mỗi năm và rõ ràng chúng ta đề có thể tiết kiệm khoản tiền lớn này chỉ bằng cách tự chuẩn bị đồ uống tại nhà. Nếu bạn nhận thấy rằng mình có những khoản chi thường xuyên, hàng ngày hoặc hàng tuần như vậy, hãy cân nhắc cách giải quyết chúng sớm.
Sau khi quá trình đóng băng của bạn kết thúc, hãy suy ngẫm về những gì bạn đã làm và những gì bạn có thể cải thiện trong tương lai. Dù kết quả thế nào, chắc chắn thử thách này sẽ khiến bạn phải lưu tâm hơn đến thói quen chi tiêu, trân trọng hơn những gì mình kiếm được. Bạn sẽ biết tập trung vào những khoản đáng chi, thực sự giúp ích cho cuộc sống của bạn sau này.