Khi dân mạng "offline" xuống đường

Ngày 05/08/2015 05:00 AM (GMT+7)

Từ câu chuyện thách thức giữa 2 cá nhân về chuyện “mặt mày vuông”, chỉ bằng một clip tự thoại thách thức có thể tập trung được một đám đông người “hâm mộ” sử dụng mạng xã hội lên đến cả nghìn người “offline” xuống đường. Đây mới là thật không thể tin nổi.

Trong một chương trình truyền hình nọ có vị khách mời là nữ, họ đưa ra câu hỏi Alexandre Dumas là ai, nhà văn, vận động viên, tổng thống hay diễn viên điện ảnh?

Cô gái có chút lúng túng và cuối cùng xin sử dụng sự trợ giúp của khán giả. Câu chuyện trên cũng ít nhiều gây tranh cãi trên mạng xã hội ầm ĩ mấy ngày qua. Đám đông cư dân mạng nhao nhao bỉ bai kiến thức vị khách mời kiểu "vừa mới câu đầu tiên đã phải dùng đến trợ giúp, ông ấy nổi tiếng vậy mà hem bít thật xấu hổ quá đi…".

Thế giới muôn màu và kiến thức mỗi con người là hữu hạn, ví dụ tôi được liệt kê vào một dạng “thợ mạng”, thường trực trên Facebook và có lượng tương tác tương đối ổn. Vậy mà đêm qua khi xem-đọc các bản tin, clip về việc hai cô gái hẹn “xử” nhau trên đường đi bộ Nguyễn Huệ mà không khỏi choáng váng không ngậm được mồm. Trên trang cá nhân một nhân vật liên quan, chỉ một clip ngắn vài chục giây cũng có tới vài trăm ngàn lượt xem và số lượng “likes-share” thì bất kể một ngôi sao nổi tiếng nào sử dụng Facebook cũng thèm muốn.

Khi dân mạng quot;offlinequot; xuống đường - 1

Hai cô gái 18 tuổi thách thức nhau trên facebook rồi hẹn nhau ra phố đi bộ Nguyễn Huệ, làm náo loạn cả khu phố

Lẫn lộn trong đám đông hò hét gào thét manh động ấy là những mái tóc trắng vàng đậy trên những gương mặt không tỳ vết của lứa tuổi đang loay hoay lớn.Từ một câu chuyện cãi vã thách thức giữa 2 cá nhân về chuyện “mặt mày vuông”, chỉ bằng một clip tự thoại thách thức có thể tập trung được một đám đông người “hâm mộ” sử dụng mạng xã hội lên đến cả nghìn người “offline” xuống đường. Đây mới là thật không thể tin nổi.

Tôi biết có nhiều người sử dụng mức độ ảnh hưởng của mình trên mạng xã hội để làm việc tốt, kêu gọi từ tâm, giúp đỡ trẻ em nghèo mắc bệnh nan y. Đây là lần đầu tiên tôi được mở mắt mà biết đến một thế giới tuổi teen, nổi tiếng bằng phong cách sống dị biệt cũng có thể tạo ra hiệu ứng tương đương nhưng mục đích lại quá đỗi tầm phào.

Trong cuộc sống đời thực khi con người làm một việc manh động giữa một đám đông, họ sẽ có nhiều bản năng e dè dò xét nhưng điều đó hoàn toàn không tồn tại trên mạng. Có thể chúng ta khó có thể xin được một người xa lạ nào đó 10.000 đồng nhưng đa số lại đều có thể dễ dàng tin tưởng tuyệt đối và lan tỏa một nội dung thiếu tin cậy nào đó trên Facebook.

Facebook được coi như một bước đại nhảy vọt của công nghệ “buôn chuyện”, lan tỏa thông tin sống động với đầy đủ hình ảnh, đoạn phim ngắn, tâm tư cá nhân, cái chợ khổng lồ buôn bán quảng bá online, tung tin đồn nhảm và giờ còn có thể kêu gọi được “xuống đường” để đánh nhau. Đám đông ở cái độ tuổi ăn tuổi lớn nhiều tò mò và khẳng định “phong cách” sống ấy lại càng dễ bị kích động.

Thế giới thực muôn màu, giấc mơ của con người dù đẹp đến mấy nó cũng là đen trắng. Mạng xã hội cũng sẽ đơn sắc u ám nếu người sử dụng thích tiếp cận với nhan nhản điều nhảm nhí trên đó.

Facebookers nếu cứ giữ khư khư kết nối với những người bạn lệch lạc, thông tin lố lăng thì cuộc sống “ảo” cũng rỗng đặc tư duy xám ngắt.

Mảng tối trên mạng là có thật và ngày càng lộ rõ bản chất, không thể phủ nhận. Sự giãn nở ít nhiều của nó lại phụ thuộc vào hành vi người dùng mạng, nhất là lứa tuổi “hihi”.

Hoàng Minh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Góc nhìn sự kiện