Khi mẹ chồng trở thành 'cơn ác mộng'...

Ngày 12/09/2016 10:26 AM (GMT+7)

Nhìn lại quãng thời gian đã qua, Uwamahoro nói rằng mẹ chồng của cô đã không thích cô ấy ngay từ đầu. Vì không có con sau hai năm kết hôn, cô đã bị mẹ chồng dùng đủ từ ngữ để la mắng.

Khi Penina Uwamahoro gặp mặt chồng cô cách đây 4 năm, cô tin chắc rằng anh ấy chính là người đàn ông định mệnh của đời mình. Hai năm sau, anh ngỏ lời cầu hôn. Chuyện tình của cô tốt đẹp hạnh phúc như thiên đường, chỉ trừ mẹ chồng. Uwamahoro cảm thấy bị sốc trước thái độ của mẹ chồng dành cho cô. "Ban đầu, bà ấy có những nhận xét nhỏ nhặt nhưng chua cay. Sau đó nó trở thành sự khinh bỉ rõ rệt. Tôi phải cố gắng kiềm chế và nhắc nhở bản thân rằng bà ấy là mẹ chồng của tôi để tranh cãi không nổ ra”, cô nói.

Khi mẹ chồng trở thành #039;cơn ác mộng#039;... - 1

Chị dâu chê em chồng, chuyện muôn thuở và nhiều mệt mỏi (ảnh newtimes)

Nhìn lại quãng thời gian đã qua, Uwamahoro nói rằng mẹ chồng của cô đã không thích cô ấy ngay từ đầu. Vì không có con sau hai năm kết hôn, cô đã bị mẹ chồng dùng đủ từ ngữ để la mắng. "Bà ấy luôn tỏ ra buồn bã và hối hận vì đã để cho con trai bà ấy lấy tôi làm vợ. Mỗi lần ghé qua nhà thăm, mẹ chồng tôi luôn nhắc đến chuyện có cháu. Bà ấy thậm chí còn gợi ý chồng tôi nên kết hôn với một người phụ nữ khác để có thể sớm sinh cho anh ta một đứa con", Uwamahoro nói.

Khi mẹ chồng trở thành #039;cơn ác mộng#039;... - 2

Các bà mẹ chồng luôn cho rằng, con trai sẽ nghe theo ý mình và dùng mọi sức ép để đạt được điều đó (Ảnh newtimes)

Câu chuyện của Uwamahoro với mẹ chồng của cô không phải là trường hợp cá biệt mà thậm chí còn khá phổ biến. Đôi lúc người ta phải tự hỏi rằng vì sao chuyện mẹ chồng nàng dâu lại có thể phức tạp đến như vậy. Mary Kamanzi, chuyên gia phụ trách vấn đề hôn nhân của Tổ chức Christian Life cho biết sự xung đột giữa mẹ chồng và nàng dâu chủ yếu phát sinh sự thiếu gắn kết giữa các cá nhân. Một người mẹ chồng căm ghét con dâu vì cô ấy sẽ làm giảm đi vai trò và sự ảnh hưởng của bà. Điều này sẽ làm tăng cảm giác ghen tị và cạnh tranh. Khi con cái chuẩn bị ra ở riêng, tâm lý của cha mẹ sẽ bị ảnh hưởng lớn. Đặc biệt là các bà mẹ quá thân thiết với con trai của họ.

Trong trường hợp này, các bà mẹ sẽ cảm thấy như những người phụ nữ khác đang cạnh tranh giành tình yêu mà các cậu con trai dành cho họ. “Đôi khi các bà mẹ cũng có những kỳ vọng khá lớn đối với các cậu con trai, ví dụ như chu cấp tài chính hoặc sinh con nối dõi. Khi những anh chàng này lấy vợ và không thực hiện được những kì vọng đó thì các bà mẹ sẽ nghĩ rằng chính con dâu là người đã gây ra tất cả mọi chuyện”, Kamanzi nói.

Cô khuyên những người có liên quan nên thể hiện tình yêu và sự kiên nhẫn.

Khi mẹ chồng trở thành #039;cơn ác mộng#039;... - 3

Mẹ chồng can thiệp sâu quá, cả chuyện ăn mặc của con dâu cũng ý kiến (Ảnh newtimes)

"Tôi tin chắc rằng nếu muốn giữ hạnh phúc gia đình êm ấm thì không có cách nào khác là người vợ phải chịu thiệt thòi và nhẫn nhịn vào thời điểm ban đầu. Điều này sẽ được người chồng đánh giá cao và hỗ trợ người vợ trong việc bảo vệ tổ ấm gia đình”, cô nói thêm.

Đàn ông cũng thỉnh thoảng là nguyên nhân sâu xa gây ra bất hòa trong gia đình. Các cậu con trai thường tâm sự với các bà mẹ hết mọi điều nhỏ to thầm kín trong cuộc sống hôn nhân. Sau đó, các bà mẹ lại mong muốn can thiệp gỡ rối, từ đó gây ra xung đột và bất hòa với con dâu.

Khi một người đàn ông lập gia đình, anh ta tạo nên một mối ràng buộc và hứa hẹn với người vợ của mình và không ai được quyền can thiệp vào cuộc sống của họ trừ khi được chính họ cho phép. Vì vậy, các ông chồng phải thật sự cứng rắn và cương quyết nếu không muốn đào hố chôn cho cuộc hôn nhân của mình. Mỗi cặp vợ chồng phải thiết lập một ranh giới và chắc chắn rằng sẽ không có một người trong dòng họ nào vượt qua ranh giới đó và can thiệp vào nội bộ bên trong gia đình họ.  

Phanh Thanh/ dịch từ newtimes
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chuyện nhà chồng