Không phải xin lỗi, đây mới là cách ứng xử khôn ngoan hơn trong 8 tình huống này

Bảo Anh. - Ngày 10/09/2020 11:45 AM (GMT+7)

Nhiều người thường sử dụng câu nói “xin lỗi” như một cách nói lịch sự. Tuy nhiên sự thật là trong nhiều tình huống, lời xin lỗi không giúp mọi chuyện tốt hơn mà chỉ khiến lòng tự trọng của bạn bị ảnh hưởng.

Khi nói về tình trạng hôn nhân 

Không phải xin lỗi, đây mới là cách ứng xử khôn ngoan hơn trong 8 tình huống này - 1

Nhiều người khi bị hỏi về tình trạng hôn nhân thường bắt đầu giải thích mọi thứ với một thái độ như đang xin lỗi, thậm chí là với những người hoàn toàn xa lạ. Điều này bắt nguồn từ việc họ cảm thấy tội lỗi khi mình không phù hợp với các chuẩn mực xã hội.

Việc bạn muốn kết hôn hay có con hoàn toàn là lựa chọn của bạn, không phải việc của người khác. Thay vì xin lỗi mọi người, hãy chú ý cảm xúc của bạn khi làm điều đó.

Tình trạng hôn nhân của bạn, quan điểm của bạn về việc có con hoàn toàn là việc của bạn chứ không phải một ai khác. Có kết hôn không, kết hôn có sinh con không hay sinh con mà không kết hôn… bạn đều có thể lựa chọn. Thay vì luôn xin lỗi mọi người, hãy quan tâm hơn đến cảm giác của mình.

Khi bạn theo đuổi đam mê

Bắt đầu với một công việc mà bạn luôn tìm thấy sự đam mê, hứng khởi, bạn có thể sẽ không kiếm được nhiều tiền từ việc này. Sẽ có nhiều người nhìn vào và cho rằng đó quả là lựa chọn không hề thông minh.

Vì những nhận xét đó, họ bắt đầu cảm thấy lo lắng và xấu hổ. Để chấm dứt chủ đề này, họ sẽ sẵn sàng nói xin lỗi về sự lựa chọn của mình thay vì bảo vệ con đường mình đã chọn. Họ nghĩ rằng chỉ là mình đang cẩn thận với cảm xúc của người khác và cố gắng thay đổi chủ đề bằng việc xin lỗi song sự thật là bạn làm vậy chỉ khiến người khác cho rằng bạn thật thiếu tự tin, chính bản thân cũng không tin tưởng vào con đường mình chọn.

Khi người khác kỳ vọng về bạn quá cao

Không phải xin lỗi, đây mới là cách ứng xử khôn ngoan hơn trong 8 tình huống này - 2

Trong trường hợp này, lời xin lỗi được nói ra như một nỗ lực để tránh xung đột có thể xảy ra khi người khác đặt kỳ vọng quá cao vào bạn. Khi đưa ra lời xin lỗi, có thể bạn sẽ tránh được xung đột song tâm lý của bạn sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

Đôi khi, từ chối đưa ra lời xin lỗi lại là cách bạn cải thiện sự tự tin của mình. Đừng mặc cảm hay cảm thấy xấu hổ vì đã không sống đúng theo tiêu chuẩn hay sự kỳ vọng của ai đó. Đây chính là cách để bạn tránh được những tổn thương về tình cảm.

Khi bạn không biết điều gì đó

Rất nhiều người thường nói lời xin lỗi vì sự thiếu hiểu biết trong một lĩnh vực nào đó để tránh bị khó xử. Hãy nhớ rằng, việc có những vấn đề bạn không biết là điều hết sức bình thường. Thử trong một tuần viết nhật ký lại những lúc bản thân nói xin lỗi, bạn sẽ thấy tần suất lớn hơn những gì bạn vẫn tưởng.

Không cần cảm thấy xấu hổ khi không biết điều gì, người đáng xấu hổ ở đây là những kẻ không biết gì nhưng luôn tỏ ra mình là người biết tuốt.

Khi bạn nói sự thật

Không phải xin lỗi, đây mới là cách ứng xử khôn ngoan hơn trong 8 tình huống này - 3

Chúng ta thường xuyên nói lời xin lỗi dù thẳng thắn là điều quan trọng và nên làm. Chúng ta muốn nói toàn bộ sự thật nhưng lại sợ người nghe phật lòng, đó là lý do chúng ta xin lỗi trước khi nói để tránh căng thẳng.

Không phải ai cũng có can đảm để nói ra sự thật. Nếu bạn vẫn muốn nói lời xin lỗi vì cảm thấy không thoải mái, hãy hiểu rằng mình làm điều đó vì sự cảm thông với người ấy chứ không phải bản thân làm điều gì sai trái. Điều này rất cần thiết đối với lòng tự trọng của bạn.

Khi bạn nhờ người khác giúp đỡ

Không phải xin lỗi, đây mới là cách ứng xử khôn ngoan hơn trong 8 tình huống này - 4

Với nhiều người, lời xin lỗi chính là cách lịch sự để bạn bắt đầu một cuộc trò chuyện. Họ nghĩ rằng khi cần sự giúp đỡ của ai đó, chúng ta phải xin lỗi trước tiên vì làm mất thời gian của họ.

Tuy nhiên bạn không cần thiết phải nói lời xin lỗi trong tình huống này. Thay vào đó, bạn có thể bắt đầu bằng: "Bạn có thể…” hay đơn giản là bắt đầu bằng cách nói cảm ơn trong tình huống này.

Khi nói về quá khứ của bạn

Không phải xin lỗi, đây mới là cách ứng xử khôn ngoan hơn trong 8 tình huống này - 5

Ai đó nhắc về những sai lầm trong quá khứ của bạn và điều đó khiến bạn cảm thấy tội lỗi. Hãy nhớ rằng, khi chúng ta cảm thấy khó xử vì những sai lầm từng mắc, điều này có nghĩ rằng bạn chưa thực sự vượt qua nó và tha thứ cho bản thân mình.

Mỗi người trong chúng ta đều có những khoảng muốn xóa khỏi miền ký ức. Lời xin lỗi ở đây không thay đổi được vấn đề. Điều bạn cần làm ở đây là tha thứ cho bản thân và để lời xin lỗi đó ở lại cùng quá khứ.

Khi bạn không muốn trò chuyện

Nên nhớ, lời xin lỗi chỉ phát huy sức mạnh khi bạn sử dụng chúng vào đúng thời điểm. Đừng thường xuyên đưa ra lời xin lỗi khi bạn không muốn trò chuyện với ai đó và cho rằng câu nói này sẽ khiến đối phương không bị tổn thương.

9 cách người thông minh đối phó với người độc hại
Đối phó với người "độc hại" cần sự thông minh và khéo léo, không để họ làm ảnh hưởng tiêu cực đến ta, biến ta thành người "độc hại".
Bảo Anh. (Theo Brightside)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư duy thông minh