Có hôm, hai mẹ con tôi đang ngủ trên phòng, nhà có khách, nghe nói là khách quý của ông. Tôi nghe tiếng mẹ chồng gọi lơ mơ, chưa kịp dậy mở cửa thì bà đã xông vào, bế thốc con tôi dậy.
Mỗi ngày tôi phải đối diện với mẹ chồng, thật sự cảm thấy mệt mỏi vô cùng. Nhưng thân làm con dâu, tôi biết nói sao để bà hiểu đây? Tết đến, con cháu về sum vầy bên gia đình không phải để kiếm tiền mừng tuổi, không phải để ông bà đưa cháu đi thu gom tiền mừng tuổi của người ta. Cháu chắt muốn ở nhà nghỉ ngơi, chơi với ông bà, với lũ trẻ con hàng xóm.
Chỉ là, những ngày về nhà chồng thật sự quá mệt mỏi, quá mệt mỏi vì công việc tết nhất lại bận chăm con ăn, chăm co mặc, con lại còn ốm đau. Mẹ chồng lúc nào cũng quấn lấy nhau, ban đầu, tôi tưởng như vậy là được nhờ. Nhưng suốt mấy ngày Tết, chỉ lúc nào có người khác tới chơi, bà mới vào bế cháu ra, quấn cháu rồi để cho người ta mừng tuổi cháu. Mừng tuổi xong thì bà thu tiền, đút vào túi và không cho cháu cầm. Nhưng chỉ cần có người lạ tới chơi, cháu đang ngủ bà cũng bế thốc dậy, mặc kệ cháu khóc lóc ỉ ôi.
Có hôm, hai mẹ con tôi đang ngủ trên phòng, nhà có khách, nghe nói là khách quý của ông. Tôi nghe tiếng mẹ chồng gọi lơ mơ, chưa kịp dậy mở cửa thì bà đã xông vào, bế thốc con tôi dậy. Không cần biết cháu đang ngủ say như thế nào. Tôi bảo mẹ làm gì vậy thì bà bảo nhà có khách, bế cháu xuống chơi. Nghe nói là khách xịn nên sẽ mừng tuổi nhiều và bà thì không bao giờ bỏ qua cơ hội này.
Mẹ chồng bảo năm nay mất nhiều tiền mừng tuổi nên nhất định phải cho cháu đi kiếm tiền, bù lỗ. Nghe mà phát ngán. (Ảnh minh họa)
Tôi bực quá nhưng không làm gì được. Người ta chơi nửa ngày, bà cũng bắt cháu ngồi đó cả nửa ngày, không cho cháu đi đâu, để đợi họ mừng tuổi. Cuối cùng, họ mừng tuổi 20 nghìn, bà mắt tròn mắt dẹt ngạc nhiên. Bà mang tiền vào nhà càu nhàu là khách xịn này kia, tiếp đón thế mà lại mừng tuổi ki bo. Nghe mẹ chồng nói cùng với thái độ của bà, tôi thất vọng vô cùng. Tiền ít hay nhiều đâu nói nên tình cảm. Họ quý thì mới tới chơi. Mà tới chơi thì mình phải nhiệt tình chứ đâu vì ba đồng tiền mừng tuổi? Mẹ nói vậy khiến tôi có cái nhìn khác về mẹ, thật buồn thay.
Mẹ chồng bảo năm nay mất nhiều tiền mừng tuổi nên nhất định phải cho cháu đi kiếm tiền, bù lỗ. Nghe mà phát ngán. Suốt mấy ngày Tết rét mướt, mẹ nhất định không cho cháu ở nhà, đi đâu cũng tha đi, dù là trời mưa cũng khoác áo mưa cho cháu. Tôi xót con cãi nhau với mẹ chồng nhưng mẹ nhất định không thay đổi ý định, cứ lôi cháu đi bằng được để nhận tiền mừng tuổi. Bà bảo, họ tới nhà mình, mình lì xì cháu họ rồi, giờ cháu mình không tới thì mình thiệt à? Sự tính toán của mẹ khiến tôi thấy ái ngại, hoảng hốt. Không thể ngờ, mẹ lại có suy nghĩ coi cháu là công cụ kiếm tiền của mẹ. Vài đồng bạc làm gì, mừng tuổi cũng chỉ là vui vẻ. Người ta chắc gì tính thiệt hơn mà mẹ lại nghĩ như vậy.
Hôm sau về, cháu ốm một trận mấy ngày không khỏi. Lúc này, tôi càng có cớ nói mẹ. Mẹ không những không nhận sai lại còn cố chống chế ‘trẻ con ốm là chuyện bình thường, có gì mà tại ai, tại tôi’. Mẹ nói vậy thì tôi không còn lời nào để nói nữa. Tôi chán nản, chẳng muốn tiếp tục tranh luận với mẹ. Từ hôm đó, tôi cũng nhất định không cho con mình bước ra khỏi cửa, phải ở nhà cho bằng khỏi bệnh thì thôi. Nghĩ đến cảnh bà tha lôi cháu mà tôi xót xa trong lòng vô hạn. Mẹ chồng con dâu mâu thuẫn cũng chỉ vì cái chuyện lì xì của trẻ con. Người ta tới chơi thì vui vẻ nhà cửa, mình tới nhà họ cũng là mang tâm lý như vậy.
Tôi thật buồn vì suy nghĩ đó của mẹ. Mẹ khiến tôi thất vọng tràn trề. Bao năm làm dâu, đây là lần đầu tiên tôi thấy mẹ thật nhỏ mọn, ích kỉ. (Ảnh minh họa)
Ngày Tết chúc tụng nhau đôi ba câu, có gì mà phải tính toán, chi li. Thế mà mẹ chồng tôi nhất định không chịu hiểu, cứ cho là mình đúng, mình đang làm đúng trách nhiệm của người bà nội là mang lại lợi lộc cho cháu mình, cho gia đình mình. Tôi thật buồn vì suy nghĩ đó của mẹ. Mẹ khiến tôi thất vọng tràn trề. Bao năm làm dâu, đây là lần đầu tiên tôi thấy mẹ thật nhỏ mọn, ích kỉ.
Nhiều người có tâm lý mang trẻ nhỏ làm công cụ kiếm tiền và vô tình đã biến chuyện mừng tuổi thành một nét văn hóa xấu. Chính người lớn đang làm hư trẻ con và đã khiến hình thành trong trẻ tư tưởng, tiền ít không thích, thích tiền mừng tuổi nhiều thì mới nhận. Ông bà đang dạy hư cháu. Và nếu các bậc phụ huynh hiểu được tác hại và sai lầm của việc này thì nên dừng lại để những đứa trẻ được sống với đúng nghĩa, đúng tuổi của chúng chứ không phải là chuyện thực dụng như các bậc phụ huynh vẫn nghĩ. Đừng mang trẻ con ra làm công cụ kiếm tiền mừng tuổi.