Khi bạn có cái nhìn sâu sắc về trái tim của người khác và hiểu được nhu cầu của người khác, dù bạn đang ở trong hoàn cảnh nào, bạn đều có thể hòa hợp.
Đại học Chicago đã dành 2 năm đi thăm hàng trăm thành phố để nghiên cứu những khóa học mà người lớn muốn học nhất. Kết quả cho thấy, sau sức khỏe, người trưởng thành quan tâm nhất đến việc hòa đồng với người khác.
Adler từng nói: “Mọi rắc rối của con người đều bắt nguồn từ mối quan hệ giữa các cá nhân”.
Nếu không xử lý tốt các tương tác của mình với mọi người, bạn sẽ thường xuyên bị hao tổn nội tâm và suy giảm về cả thể chất lẫn tinh thần. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của bạn.
Làm thế nào để điều hướng một mối quan hệ một cách dễ dàng? Nắm được những điều sau về bản chất con người, bạn sẽ rút ra được câu trả lời cho mình.
1. Không ai có thể từ chối lời khen của người khác, đối thủ của bạn cũng không phải ngoại lệ
Không ai có thể từ chối lời khen ngợi của người khác và điều có thể làm nên sự khác biệt của bạn chính là khả năng kích thích sự nhiệt tình và tiềm năng của người khác thông qua những lời khen ngợi.
Nhà tâm lý học Sigmund Freud từng nói: “Con người có thể tự vệ trước sự tấn công của người khác nhưng họ không thể tự vệ trước những lời khen ngợi của người khác”.
Động lực sâu sắc nhất trong bản chất con người thực sự là mong muốn được chú ý. Chúng ta đều mong muốn được người khác đánh giá cao và hy vọng người khác có thể khen ngợi mình. Nhưng trên thực tế, hầu hết chúng ta đều bị chỉ trích, từ cấp trên ở nơi làm việc đến cha mẹ, bạn đời khi ở nhà. Dù xác lập được quyền lực nhưng họ đã vô tình dập tắt nhiệt huyết của đôi bên và tạo nên khoảng cách.
Hãy luôn nhớ rằng, nhu cầu thiết yếu nhất của con người là ý thức về bản sắc. Nếu bạn muốn người khác lắng nghe mình thì khen ngợi thì dễ hơn mắng mỏ, động viên thì có ích hơn là chỉ trích.
Với khả năng đánh giá cao và khen ngợi người khác, hành trình xã hội của bạn sẽ ngày càng suôn sẻ hơn.
2. Bạn muốn được lợi, hãy cho người khác "lợi dụng" mình
Tác giả của Đắc Nhân Tâm, Daniel Carnegie từng đưa ra cho các nhà lãnh đạo 5 lời khuyên trên mạng xã hội, trong đó gợi ý số 1 là:
“Hãy quên đi những lợi ích ích kỷ của bản thân và tập trung vào lợi ích của người khác”.
Như người ta thường nói, bạn muốn lấy thứ gì thì trước hết phải cho đi chính thứ đó. Nếu bạn muốn hưởng lợi từ người khác, điều quan trọng nhất là hãy để người khác hưởng lợi từ bạn trước.
Có hai cửa hàng rau nọ, về chất lượng và giá cả đều tương đương nhau nhưng lượng khách hàng thì rất khác biệt. Ở cửa hàng A, ông chủ thường xởi lởi bớt đi phần tiền lẻ cho khách hàng, nếu khách định nấu canh hoặc làm súp, ông sẽ chu đáo tặng họ một nắm hành lá hoặc rau mùi, có trái cây nào mới là sẽ nhiệt tình mời khách ăn thử. Trong khi đó, cửa hàng B không bao giờ có những chuyện như vậy. Khách hàng đương nhiên ưu tiên lựa chọn mua ở cửa hàng A hơn.
Bản chất con người là như vậy, ở đâu có lợi ích thì con người ta sẽ xích lại gần nhau hơn. Nếu bạn khiến mọi người nghĩ rằng bạn mang lại lợi ích, họ sẽ sẵn sàng liên kết với bạn và trả tiền cho bạn nhiều hơn.
Bất kỳ mối quan hệ lâu dài nào cũng không thể tách rời khỏi việc trao đổi giá trị. Khi bạn có thể nghĩ đến điều người khác muốn và đáp ứng điều đó trước tiên, họ cũng sẽ tự nhiên đáp ứng nhu cầu của bạn.
3. Mọi người đều thích người tốt nhưng không phải người tốt vô điều kiện
Ai cũng thích kết giao với người tốt, nhưng một khi ai đó quá tốt bụng thì câu chuyện lại đi theo hướng khác. Một người không có ranh giới với lòng tốt của mình dễ khiến người khác thấy không đáng được tôn trọng, thậm chí là dẫm lên và để lại những vết bầm tím, bầm dập.
Nhiều khi, sở dĩ họ sống trong đau khổ là vì họ đã quen với việc nhượng bộ. Họ không biết rằng chính điều đó sẽ khiến họ bị một số người đánh giá thấp, thậm chí là vô đạo đức để lợi dụng bạn.
Bản chất con người là bắt nạt kẻ yếu và sợ hãi kẻ mạnh. Cách làm đúng là hãy tử tế nhưng để lòng tốt của mình có gai, không làm tổn thương người khác nhưng cũng đừng để người khác làm tổn thương mình. Bởi vì chỉ khi bạn có ranh giới, mọi người mới thực sự tôn trọng và đối xử tử tế với bạn.
4. Muốn người khác lắng nghe, bạn hãy lắng nghe người khác
Nhiều người cho rằng, cái gọi là giao tiếp là để bày tỏ suy nghĩ của mình và để đối phương hiểu được những gì mình muốn. Nhưng phải đến khi trải qua nhiều lần cảm giác bị từ chối, họ mới chợt nhận ra rằng cách tốt nhất để khiến người khác nghe mình không phải là nói mà là lắng nghe. Chỉ khi bạn hiểu những gì người khác nghĩ trước thì người khác mới có thể hiểu những gì bạn nói.
Bản chất con người là ích kỷ, ai cũng chỉ quan tâm đến bản thân mình. Thử nghĩ lại xem, khi bạn nói không ngừng trước mặt người khác, khiến họ không thể nói được lời nào, họ trông có dần mất kiên nhẫn không? Khi bạn muốn nhờ ai đó làm việc gì cho mình mà lại chỉ nói những yêu cầu của bản thân một cách vô nghĩa, chẳng phải đối phương chỉ nói chiếu lệ vài câu thôi sao?
Đây thực sự là một bãi mìn mà nhiều người sẽ bước vào: Chỉ muốn thể hiện bản thân mà quên lắng nghe người khác. Nếu muốn người khác nghe thấy giọng nói của mình, điều bạn phải làm là đừng nói vội mà hãy mỉm cười lắng nghe trước. Hãy để đối phương nghĩ rằng họ là chủ đề của cuộc trò chuyện và cảm thấy được trân trọng cũng như được công nhận. Sau đó, họ sẽ rất quan tâm đến những gì bạn nói.
5. Bạn muốn làm bạn với ai, hãy cứ chủ động "làm phiền"
Có một "hiệu ứng Franklin" trong tâm lý học nói rằng những người đã từng giúp đỡ bạn trước đây sẽ sẵn lòng giúp đỡ bạn lần nữa hơn những người đã được bạn giúp đỡ.
Một mối quan hệ tốt đẹp thường đến từ rắc rối. Nếu bạn gặp khó khăn, tôi sẵn sàng giúp đỡ. Nếu tôi gặp khó khăn, tôi sẽ đến nhờ bạn giúp đỡ. Thời gian trôi qua, hai người ngày càng tương tác nhiều hơn và mối quan hệ càng trở nên bền chặt.
Đây chính là mối quan hệ giữa con người với nhau, nếu không có nợ nần thì sẽ không có sự ràng buộc. Nếu không làm phiền người khác, bạn sẽ không bao giờ tìm được bước đột phá trong mối quan hệ.
Nhiều người không thể thiết lập mối quan hệ với người khác vì họ sợ mắc nợ và không dám nói. Nhưng trên thực tế, việc để người khác giúp đỡ mình có thể khiến đối phương cảm thấy được tôn trọng và ghi nhận, đồng thời rút ngắn khoảng cách tâm lý giữa hai người.
Nếu bạn muốn nhận được sự ưu ái từ người khác, nhờ giúp đỡ chính là một cách tốt. Chỉ khi cả hai bên cần nhau thì mối quan hệ mới có lý do để tiếp tục.
Có thể nói, các vòng kết nối là một trò chơi và muốn chiến thắng, bạn phải hiểu được điểm yếu của bản chất con người và sử dụng chúng. Khi bạn có cái nhìn sâu sắc về trái tim của người khác và hiểu được nhu cầu của người khác, dù bạn đang ở trong hoàn cảnh nào, bạn đều có thể hòa hợp.