Khi bạn nói đồng ý với một điều gì đó, hãy nhớ rằng điều đó có nghĩa là bạn đang đóng lại cánh cửa với một điều khác. Cuộc sống này có rất nhiều những lựa chọn và những lựa chọn bạn đưa ra sẽ dẫn bạn đến con đường đời của mình.
Nói "có" với thứ này nghĩa là nói "không" với thứ khác
Khi bạn luôn nói "có" với mọi thứ, cơ hội để bạn làm tốt được mọi việc là bao nhiêu? Khi bạn luôn nói có, điều đó có thể dẫn bạn đến tình trạng kiệt sức nghiêm trọng. Đó là một cuộc đấu tranh về thời gian bởi thời gian bạn có là có hạn, bạn không thể làm mọi thứ và càng không thể làm tốt mọi thứ.
Khi bạn nói đồng ý với một điều gì đó, hãy nhớ rằng điều đó có nghĩa là bạn đang đóng lại cánh cửa với một điều khác. Cuộc sống này có rất nhiều những lựa chọn và những lựa chọn bạn đưa ra sẽ dẫn bạn đến con đường đời của mình.
Khi bạn nói “Có”, bạn đang đánh đổi thời gian và công sức của mình
Bạn có thể xử lý nhiều hơn khả năng của mình không? Hay bạn sẽ phải từ bỏ thứ khác mà bạn thích? Điều này mang lại cơ hội gì cho bạn và cuộc sống của bạn? Và câu hỏi quan trọng nhất mà bạn phải tự hỏi mình: Bạn có muốn làm những gì bạn được yêu cầu không?
Đó chính là vấn đề về quản lý căng thẳng và chăm sóc bản thân. Bạn muốn có thể thực sự tận hưởng cuộc sống của mình nhưng nếu cuộc sống của bạn tràn ngập những câu nói "có" dù không thực sự muốn làm (hoặc không thực sự khiến bạn hài lòng), thì bạn không thực sự sống cuộc sống của mình.
Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn cần học cách nói "không" nhiều hơn:
1. Bạn không bao giờ có đủ thời gian cho những điều khiến mình hạnh phúc.
Tất cả chúng ta đều trải qua những khoảng thời gian thực sự bận rộn. Đó là cuộc sống. Nhưng nếu những mùa bận rộn đó diễn ra rất thường xuyên thì bạn có thể đang tiến thẳng đến một bức tường gạch có tên là “kiệt sức”. Nếu đó là cuộc sống của bạn thì bạn cần tập trung ngay vào việc thiết lập ranh giới. Nói lời từ chối chính là bạn đang có trách nhiệm về cuộc sống của chính mình và mục tiêu đặt ra.
Hãy thu hẹp danh sách “việc cần làm” đó và loại bỏ những thứ không phục vụ bạn hoặc mang lại cho bạn hạnh phúc. Đây là bước đầu tiên để bạn thực sự sống cuộc sống theo cách của mình. Khi bạn đã xác định được những điều quan trọng nhất đối với mình và loại bỏ những điều không quan trọng, bạn sẽ giải phóng bản thân để đạt được thành công mà mình luôn kiếm tìm.
2. Bạn lo lắng về tương lai thay vì tập trung vào hiện tại
Hãy đi đến gốc rễ của vấn đề. Có phải trong bạn thường trực là cảm giác không đủ thời gian, không đủ nguồn lực, không đủ tiền bạc, hoặc nỗi sợ hãi rằng nếu bạn không cố gắng làm tất cả, bạn có thể bỏ lỡ cơ hội lớn đó? Nỗi sợ hãi đó là lý do tại sao cảm giác bạn cảm thấy áp lực, căng thẳng hoặc lo lắng.
Vậy, làm thế nào để bạn vượt qua nỗi sợ hãi này? Bạn có thể cắt giảm danh sách những việc cần làm và thay đổi cách suy nghĩ. Để quản lý nỗi sợ hãi, bạn phải học cách quản lý tâm trí của mình. Mỗi khi bạn có một nỗi sợ hãi đang khiến mình căng thẳng hoặc kìm hãm bản thân phát triển, hãy tự nhủ: "Điều đó chẳng ích gì. Mình sẽ tin hoặc nghĩ về điều gì đó khác."
Nhớ rằng, sợ hãi chỉ đơn thuần là dự đoán trước nỗi đau và điều đó có nghĩa là bạn có quyền lựa chọn để nó qua đi và tin vào những điều khác. Tại sao bạn lại muốn ngăn mình đạt được thành công trong hiện tại chỉ vì luôn lo lắng về điều gì đó có thể xảy ra trong tương lai? Một khi bạn ngừng lo lắng về những gì sẽ xảy ra trong tương lai và bắt đầu sống cho hiện tại, bạn sẽ ngạc nhiên về những tiến bộ mà mình đạt được trong một thời gian ngắn.
Nỗi sợ hãi của bạn có thể không biến mất nhưng sự trấn an có thể giúp rèn luyện trí óc của bạn để xử lý cảm xúc này một cách hiệu quả hơn. Bạn sẽ chuẩn bị tốt hơn để xoay xở khi mình cảm thấy sợ hãi trong lần tới.
Sức mạnh của việc nói lời từ chối
Sức mạnh của việc nói "không" thực sự bắt nguồn từ tác động của nó đối với bộ não của chúng ta. Khi chúng ta học được cách nói lời từ chối thường xuyên hơn, chúng ta thay đổi cách não bộ suy nghĩ và phản ứng với các tình huống, cho phép chúng ta có nhiều khả năng hơn để đưa ra quyết định cho chính mình. Điều này có ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe tinh thần của chúng ta, khiến chúng ta coi trọng bản thân hơn, ưu tiên bản thân và dẫn chúng ta đến những cơ hội mới mà nếu chúng ta luôn nói đồng ý thì không thể có được.
Làm thế nào để quyết định khi nào nên nói "không"?
Bạn đang đấu tranh để biết liệu mình có nên từ chối hay không? Hãy tự hỏi mình những câu dưới đây và nhớ rằng, không có gì sai khi bạn dành thời gian để đưa ra quyết định đúng đắn.
- Tôi có thời gian và sức lực để làm việc này không?
- Việc đồng ý có làm tăng thêm giá trị cho cuộc sống của tôi không?
- Có ai đang cố bắt nạt hoặc châm chọc tôi không?
- Tôi đang làm điều này chỉ để làm hài lòng người khác?
- Tôi có bị lợi dụng không?
- Có phải tôi nói "có" chỉ vì tôi sợ bỏ lỡ?
- Tôi có cần thời gian để nghỉ ngơi và nạp năng lượng không?