Mỗi người do trải qua những điều khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, trình độ nhận thức khác nhau nên khi đối mặt với cùng một sự việc, họ cũng có những quan điểm khác nhau. Thay vì dành thời gian thuyết phục người khác, tốt hơn hết bạn nên đầu tư để thay đổi chính mình.
Điều khó nhất trên đời là nhét suy nghĩ của mình vào đầu người khác và có rất nhiều người đang vô thức cố làm điều khó khăn này. Họ mù quáng muốn sửa chữa lựa chọn của người khác, muốn người khác làm mọi việc theo ý mình và lập kế hoạch cho người khác một cách mù quáng.
Nhớ rằng, mỗi người chúng ta đều có những trải nghiệm và hoàn cảnh khác nhau, sống trong nền văn hóa và hưởng nền giáo dục khác nhau, gánh vác những trách nhiệm khác nhau. Đó là lý do một người thực sự tỉnh táo không bao giờ nỗ lực thuyết phục người khác. Họ đã nhìn thấu tất cả những điều này từ lâu, âm thầm tập trung vào bản thân họ, tự đặt ra và trả lời những câu hỏi.
Những người có mức độ nhận thức khác nhau nhìn thế giới khác nhau
Nhà giáo dục Suhomlinski từng viết: “Cũng như không có hai chiếc lá giống nhau trên thế giới, không có hai người giống hệt nhau trên thế giới này”.
Mỗi người do trải qua những điều khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, trình độ nhận thức khác nhau nên khi đối mặt với cùng một sự việc, họ cũng có những quan điểm khác nhau. Những ý kiến đã khắc sâu trong tâm trí bạn không thể dễ dàng bị xóa nhòa sau một vài cuộc tranh luận. Vì vậy, chúng ta thực sự không cần phải lãng phí nhiều thời gian và công sức.
Chúng ta nghĩ về các vấn đề trên cơ sở nhận thức của riêng mình và những người có nhận thức khác nhau sẽ tự nhiên nhận được các câu trả lời khác nhau. Thông thường, những gì bạn cho là quan trọng có thể không cần thiết trong mắt đối phương và những gì bạn cho rằng mình không cần quan tâm lại có thể là điều mà đối phương quan tâm nhất. Trong thế giới của người lớn, có quá nhiều nhận thức và quan điểm khác nhau. Nhìn thấu điều này là khởi đầu cho sự thức tỉnh của chúng ta.
Thuyết phục người khác là nội xích mích, thuyết phục chính mình là trưởng thành
Có người từng hỏi: “Những người luôn muốn thuyết phục người khác, tại sao họ thường có cuộc sống không tốt đẹp?” Một câu trả lời nhận được nhiều lời khen ngợi nhất là: “Vì thuyết phục người khác thực ra là một loại nội xích mích, bạn càng kiên trì, xích mích càng lớn.”
Trong cuộc sống, có rất nhiều người mà chúng ta muốn thuyết phục. Đó có thể là những người thân trong gia đình, những người bạn tri kỷ hay những đồng nghiệp ta gặp mỗi ngày. Nếu cứ khăng khăng thuyết phục người khác thì dễ xảy ra xung đột, mâu thuẫn; càng khăng khăng thì nội bộ xích mích càng trầm trọng. Nhưng nếu chúng ta hướng vào chính mình và thay đổi thái độ đối với những quan điểm và thói quen khác nhau, mọi thứ sẽ khác đi.
Có một "Định luật Festinger" trong tâm lý học rằng 10% cuộc đời của một người được tạo thành từ những gì xảy ra với người đó và 90% còn lại được tạo thành từ cách họ đối mặt.
Tình trạng cuộc sống của mỗi người thực sự nằm trong tay của chính họ. Như ai đó đã nói: “Thay đổi mình là thần, thay đổi người khác là điên rồ”. Khi chúng ta có thể làm quen với cái gọi là vấn đề thì mọi vướng mắc do chúng gây ra sẽ biến mất, nhận thức cũng như tư duy của chính chúng ta cũng được cải thiện theo những thay đổi này.
Sự thức tỉnh thực sự của một người là không ngừng tìm kiếm
Nhiều người dành cả cuộc đời để khao khát được chấp thuận nhưng bản thân cảm giác có được khi cố gắng thuyết phục người khác là quá mong manh, khó có thể cho người ta sức mạnh lâu dài. Chỉ có bản sắc bên trong mới là động lực trường tồn cho bạn.
Người thực sự trưởng thành là hướng vào bên trong và tìm kiếm. Khi gặp vấn đề, hãy tự vấn và đưa ra yêu cầu đối với bản thân trước.
- Giữ im lặng
Trong thế giới của người lớn, đúng sai không bao giờ là tuyệt đối. Khi chúng ta cố gắng thuyết phục người khác, mọi thứ thường diễn biến theo chiều hướng xấu hơn.
Nhà văn Franklin đã nói: “Nếu bạn luôn tranh luận và bác bỏ, đôi khi bạn có thể giành chiến thắng nhưng đó là một chiến thắng không ý nghĩa bởi bạn sẽ không bao giờ nhận được sự yêu mến của đối phương.”
Tương tác với mọi người chưa bao giờ là để tranh giành một ưu thế nhất thời. Đó là để giúp đỡ lẫn nhau và đôi bên cùng có lợi dưới sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Có thể kiểm soát cái miệng muốn thuyết phục người khác là dấu hiệu cho thấy sự trưởng thành của một người.
- Trau dồi thói quen nhìn lại chính mình
Khi chúng ta gặp phải điều gì đó mà chúng ta không quen thuộc, điều tốt hơn nên làm là tự kiểm điểm lại bản thân. Quá trình này chính là để điều chỉnh suy nghĩ và điều chỉnh quá trình của chính mình, đồng thời cũng là mượn trí tuệ của người khác để hoàn thiện sự thực hành của bản thân.
- Nâng cấp tư duy và nhận thức
Trong "Bố già" có câu: "Người dành một giây để nhìn ra bản chất của sự vật và người dành nửa cuộc đời không thể nhìn ra bản chất của sự vật, số phận của họ rất khác nhau."
Nhiều người cố gắng thuyết phục người khác bằng vũ lực, thường là do tư duy và năng lực của bản thân không thể giải quyết được vấn đề. Lúc này, thay vì cố gắng thuyết phục người khác, tốt hơn hết bạn nên dành thời gian để đọc và học nhiều hơn. Khi ngày càng có thể nâng cấp tư duy và nhận thức, nhiều vấn đề sẽ không còn là vấn đề nữa.
Quá trình trưởng thành của một người thực ra là quá trình làm quen với mọi thứ. Khi chúng ta tiếp tục hướng vào bên trong chính mình, bạn sẽ thấy mình ngày càng ít muốn thuyết phục người khác và ngày càng có nhiều thời gian để hiểu rõ hơn về mình.
Trong biển đời, ai cũng có con đường riêng, người trước không hiểu được sự nhiệt tình của người sau và người sau không thể hiểu tầm nhìn của người trước. Thay vì dành thời gian thuyết phục người khác, tốt hơn hết bạn nên đầu tư để thay đổi chính mình. Khi một người đặt tâm trí vào chính mình, cuộc sống của người đó sẽ trở nên viên mãn và nhiều màu sắc hơn.