Một số nhà khoa học đã chỉ rõ, chủ mưu của vụ thảm án Lệ Chi Viên là Hoàng hậu Nguyễn Thị Anh, vốn rất căm oán Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ (hai người đã giúp bà phi Ngô Thị Ngọc Dao thoát khỏi âm mưu sát hại của bà).
Nguyễn Thị Lộ là một một nữ quan triều Lê sơ và là vợ lẽ của Nguyễn Trãi, một danh nhân nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Tên tuổi bà từ lâu đã gắn liền với vụ thảm án Lệ Chi Viên xảy ra vào năm Nhâm Tuất (1442), dẫn đến cái chết của vợ chồng bà và cái án tru di tam tộc cho dòng họ Nguyễn Trãi.
Bà được cho rằng sinh tại làng Hải Hồ (sau đổi là làng Hải Triều, tục gọi là làng Hới), huyện Ngự Thiên, phủ Long Hưng (nay thuộc xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), người ta cũng chưa rõ bà sinh năm 1390 hay 1400.
Chân dung Nguyễn Thị Lộ.
Sử sách đã chép lại vụ án hàm oan của Nguyễn Thị Lộ và Nguyễn Trãi một cách ngắn gọn như sau: “Ngày 27 tháng 7 năm 1442, vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông, duyệt quan ở thành Chí Linh, Hải Dương. Nguyễn Trãi đón vua ngự ở chùa Côn Sơn là nơi ở của ông. Ngày 4 tháng 8, vua về đến Lệ Chi Viên thuộc huyện Gia Định (nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, Bắc Ninh).
Cùng đi với vua là Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của Nguyễn Trãi khi ấy đã vào tuổi 40 được vua Lê Thái Tông yêu quý vì sắc đẹp, văn chương hay. Khi về đến Lệ Chi Viên, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi băng hà, lúc này ông mới 20 tuổi.
Các quan bí mật đưa về, ngày 6 tháng 8 tới kinh sư, nửa đêm vào đến cung rồi mới phát tang. Ngay lập tức, triều đình đã quy cho Nguyễn Thị Lộ tội giết vua. Nguyễn Trãi và gia đình bị án tru di tam tộc”.
Trong chiếu chỉ lại tuyệt nhiên không thấy truy lại xem ai đã sát hại Thái Tông và cũng không minh oan cho Nguyễn Thị Lộ. (Ảnh minh họa)
Sử thần Ngô Sĩ Liên thời Hậu Lê viết:
"Ngày 16, giết hành khiển Nguyễn Trãi và vợ là Nguyễn Thị Lộ, bắt tội đến ba họ. Trước đây, Nguyễn Thị Lộ ra vào cung cấm, Thái Tông trông thấy rất ưa, liền cợt nhả với thị. Đến đây, vua đi tuần về miền Đông, đến chơi nhà Trãi rồi bị bạo bệnh mà mất, cho nên Trãi bị tội ấy.
Lời bàn: Nữ sắc làm hại người ta quá lắm. Thị Lộ chỉ là một người đàn bà thôi, Thái Tông yêu nó làm thân phải chết, Nguyễn Trãi lấy nó mà cả họ bị diệt, không đề phòng mà được ư?"
Vua Lê Thánh Tông sau khi nối ngôi, tra xét lại vụ án đã ban chiếu tấy oan cho Nguyễn Trãi vào năm 1664. Nhưng trong chiếu chỉ lại tuyệt nhiên không thấy truy lại xem ai đã sát hại Thái Tông và cũng không minh oan cho Nguyễn Thị Lộ.
Rất nhiều cuộc khảo cứu và tọa đàm khoa học đã được tổ chức nhằm minh oan cho bà. Dựa vào những kết quả thu lượm được, một số nhà khoa học đã chỉ rõ, chủ mưu của vụ thảm án Lệ Chi Viên là Hoàng hậu Nguyễn Thị Anh, vốn rất căm oán Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ (vì đã giúp bà phi Ngô Thị Ngọc Dao thoát khỏi âm mưu sát hại của bà).
Sâu xa hơn, đó còn là sự ghen ghét, đố kỵ của một số quan lại trong triều lúc bấy giờ trước tài năng và tính tình cương trực của Nguyễn Trãi.
Về phần Nguyễn Thị Lộ, các nhà khoa học cũng đã đề xuất rằng:
"Cần có sự công khai chiêu tuyết (làm sáng tỏ nỗi oan) cho bà. Chế độ phong kiến cũ đã không làm được việc đó thì ngày nay chúng ta phải làm được việc đó thông qua việc nghiên cứu và biên soạn lịch sử dân tộc một cách trung thực và khoa học.
Vì bà cũng là người tài hoa trong văn học, sắc sảo trong chính trị, chu đáo trong ứng xử và thủy chung trong tình nghĩa. Lớn lao hơn, bà còn là người đã dâng trọn cuộc đời phục vụ cho sự bền vững của vương triều Lê và sự phồn vinh của non sông Đại Việt."