Những bài học đáng nhớ sau thử thách "30 ngày thắt chặt chi tiêu"

Ngày 18/03/2020 12:15 PM (GMT+7)

Tôi học được rằng, việc chi tiêu tiết kiệm cũng như việc ăn kiêng vậy, phải biết kiểm soát bản thân thì mới đạt được thành công. Gerstley cũng dạy tôi rằng việc tiết kiệm nên được thực hiện bất cứ lúc nào, ngay cả khi bạn đang bận rộn.

* Bài viết là chia sẻ của Emily Pandise, một cây bút chuyên viết về kinh doanh và công nghệ tại NBC News.

Tôi đã trải qua một mùa hè như bao mùa hè khác, nghỉ ngơi, đắm mình trong những chuyến du lịch mà chẳng phải nghĩ ngợi nhiều về tiền. Khoảng thời gian đó thật khó quên, chỉ là sau đó, tôi nhận ra mình đã chi tiêu quá nhiều.

Không thể để tình trạng đó mãi kéo dài, tôi tìm đến cuốn sách "The 30-Day Money Cleanse" (30 ngày để thay đổi túi tiền) của tác giả Ashley Feinstein Gerstley với những mong tìm được cho mình lời khuyên hữu ích. Cuốn sách đó thực sẽ đã giúp tôi rất nhiều.

Tôi học được rằng, việc chi tiêu tiết kiệm cũng như việc ăn kiêng vậy, phải biết kiểm soát bản thân thì mới đạt được thành công. Gerstley cũng dạy tôi rằng việc tiết kiệm nên được thực hiện bất cứ lúc nào, ngay cả khi bạn đang bận rộn.

Những bài học đáng nhớ sau thử thách amp;#34;30 ngày thắt chặt chi tiêuamp;#34; - 1

"Tiết kiệm sẽ tạo cho bạn một phong cách sống mới và bạn không cần phải chờ tới khi rảnh rỗi để thực hiện nó".

Những bài học đáng nhớ sau thử thách amp;#34;30 ngày thắt chặt chi tiêuamp;#34; - 2

Điều cuốn sách khuyên chúng ta làm trong tuần đầu tiên chính là loại bỏ các khoản chi tiêu phù phiếm. Đây là những khoản chi cho các sản phẩm bạn thực sự không cần đến nhưng lại ngốn không ít tiền mỗi tháng. 

Tôi bắt đầu thử thách với việc cắt giảm ngân sách cho việc đi ăn ngoài (dù tôi chỉ ăn vài lần mỗi tháng song khoản này khá tốn) và mua đồ ăn vặt, cà phê lúc đi làm. Khi chân tôi theo thói quen rẽ vào những quán cà phê, ví tôi sẽ "bay" mất 7 USD. Tôi muốn cuộc sống của mình lành mạnh hơn, không bị phụ thuộc bởi những thứ này.

Vậy phải làm sao khi ai đó gợi một chút đồ uống, chẳng lẽ kế hoạch 30 ngày sẽ thất bại và bắt đầu lại từ đầu ư? Bản thân tôi cũng muốn mình có những bữa tối mà không phù phiếm.

Tôi đăng ký học một lớp yoga miễn phí, mua một hộp sushi giá 15 USD ngoài cửa hàng, và cho mình tận hưởng 29 USD bia, bánh sandwich và kem vào tối thứ Bảy. Chúng có thể hơi phù phiếm một chút song tôi nghĩ đó là số tiền chấp nhận được để bản thân đổi lại những giờ phút thư giãn. Tôi sẽ được tham gia những bài tập hữu ích và không bỏ lỡ các lễ hội đường phố. 

Đến cuối tuần, tôi thực sự thấy chân tay có chút khó chịu vì bình thường đây sẽ là khoảng thời gian cho những món ăn vặt. Và rồi tôi nhận ra, những thứ tôi mua đâu có gì đặc biệt. Tôi là một đầu bếp giỏi đấy chứ, tôi hoàn toàn có thể chuẩn bị những bữa ăn ngon lành. Ăn tối tại nhà cùng người ấy không chỉ giúp cả hai chúng tôi tiết kiệm mà còn có những món ăn lành mạnh hơn. 

1 tuần nhanh chóng trôi qua và nhìn mà xem. Tôi đã tiết kiệm được hơn 40 USD so với mọi tuần mà cuộc sống vẫn duy trì rất ổn. 

Những bài học đáng nhớ sau thử thách amp;#34;30 ngày thắt chặt chi tiêuamp;#34; - 3

Với tuần thứ 2, tôi biết rằng mình cần chi tiền cho những thứ khiến bản thân cảm thấy hạnh phúc. Tôi đã nghĩ rằng mình có cách chi tiêu khá hợp lý, chẳng có khoản nào phù phiếm nhưng không, sau khi tổng kết lại tôi đã thấy có đến cả nghìn USD tôi đã chi ra chỉ để cho những việc vớ vẩn, không giúp ích gì cho mình. 

Việc tôi và bạn cần làm là buông bỏ các khoản chi tiêu, thay vì cắt giảm hẳn. Khi bạn cắt giảm có nghĩa là bạn đang tự giới hạn bản thân. Còn khi bạn buông bỏ có nghĩa là bạn chọn cách dùng số tiền đó cho một mục đích khác tốt hơn. Vì thế, tôi đã hủy chiếc thẻ tập yoga cũ, ngừng việc mua cà phê hay đi mua sắm mỗi tháng.

Trong tuần này, tôi có hẹn đi ăn tối với bạn cùng phòng và một buổi tổ chức kỷ niệm với người yêu. Tôi đã cố gắng chỉ tiêu 22 USD cho bữa ăn tối cùng bạn bè. Bạn hỏi tôi bữa ăn đó có ngon không ư? Thực sự là món ăn không quá tuyệt nhưng chúng tôi đã thực sự có những giờ phút vui vẻ bên nhau. Về bữa tiệc kỷ niệm kia, tuy có đắt đỏ chút nhưng tôi nghĩ đó là khoản chi xứng đáng và đây không phải khoản thường xuyên hàng tháng.

Trang trí nhà cửa thực sự là điều khiến tôi khó có thể cầm lòng. Nhìn những món đồ xinh xắn trong cửa hàng, tay tôi không thể dừng lại. Và trong tuần này, tôi đã cố chi tiêu thắt chặt, chỉ chi 2 USD để mua vài tấm ảnh về treo phòng và một cái cây mới với giá 19 USD. 

Những bài học đáng nhớ sau thử thách amp;#34;30 ngày thắt chặt chi tiêuamp;#34; - 4

Một nửa thử thách đã qua đi và trong tuần thứ 3, mục tiêu của tôi là sẽ chi tiền cho những khoản thực sự giá trị. Tôi sẽ cân nhắc đến chi phí cơ hội trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Chẳng hạn, nếu tôi làm lại thẻ tập yoga, tôi sẽ mất số tiền tương đương với khóa học nấu ăn 6 tuần. Tôi biết mình cần phải cân nhắc nhiều hơn trước khi cho tay vào ví. 

Tất nhiên, đôi lúc tôi cũng không cưỡng nổi những quảng cáo hấp dẫn. Tôi đã mắc một sai lầm khi mua chiếc áo để đi xem lễ hội âm nhạc vào cuối tuần. Tôi biết ngoài dịp đó ra, tôi có lẽ sẽ chẳng mặc chiếc áo ấy vào lúc nào.

Nhìn chung, đây là một tuần khá thành công của tôi trong việc lên kế hoạch. Tôi biết mình chi một khoản khá cho vé xem lễ hội nên đã tự dặn bản thân phải tiết kiệm cả tuần bằng việc giới hạn chỉ chỉ tiêu 15 USD/ngày. Nhờ việc lên kế hoạch từ trước, tôi đã không bị bội chi dù tham gia lễ hội âm nhạc.

Những bài học đáng nhớ sau thử thách amp;#34;30 ngày thắt chặt chi tiêuamp;#34; - 5

Ở tuần cuối cùng của thử thách, tôi cần đặt ra những mục tiêu tiền bạc cho tương lai và chia sẻ chúng với những người thân thiết. Với bản thân tôi, việc lên kế hoạch khá dễ dàng song việc chia sẻ với người thân thì không như vậy. 

Đầu tiên, tôi thử nói với bạn cùng phòng của mình và mọi thứ trôi trảy hơn so với những gì tôi nghĩ. Chúng tôi cùng nhau bàn cách chi tiêu hợp lý, bỏ tiền cho các vật dụng sinh hoạt cần thiết và đồ dùng gia đình thay vì những thứ phù phiếm. Chúng tôi cùng có sở thích du lịch và đã lên kế hoạch tiết kiệm tiền cho kế hoạch đó. Cả hai cũng thống nhất sẽ chỉ đi ăn hàng 1 lần/tháng. 

Và sau 30 ngày, tôi học được gì? 

Thực sự thì, sau 30 ngày tôi không tiết kiệm được một khoản tiền khổng lồ song thử thách này đã thực sự rất hữu ích với bản thân tôi. Tôi không còn thói quen vung tiền như trước. Tôi học được thói quen ghi chép hàng ngày để kiểm soát chi tiêu. Tôi dám đem trả những món quần áo hay giày dép mua trong phút hứng thú dù biết chúng chẳng phù hợp với những gì tôi đang có trong tủ. Thỉnh thoảng tôi còn trao đổi quần áo với bạn bè hoặc tới những cửa hàng đồ cũ. 

Tôi biết dành tiền cho những thứ cần thiết hơn, đem lại giá trị hơn. Từng đồng USD tôi bỏ ra đều phục vụ cho mục đích bản thân mình. Tôi sẽ chi tiền cho những thứ khiến tôi hạnh phúc và giá trị hơn. Việc lên kế hoạch trước sẽ giúp tôi vẫn có những chuyến du lịch hay quà tặng cho người thân yêu mà không "cháy túi" cuối tháng. 

Và sau tất cả, tôi nhận ra thắt chặt chi tiêu không phải việc gì quá khó khăn. Chúng ta không cần cưỡng ép bản thân từ bỏ những thứ mình không sẵn sàng. Sẽ tốt hơn khi sử dụng đồng tiền một cách khôn ngoan hơn. 

Thành triệu phú ở tuổi 26, chàng trai tiết kiệm 99% thu nhập quyết không chi tiền vào 2 thứ
Đủ khả năng để chi trả cho những thứ xa xỉ song người đàn ông này lại tằn tiện với từng đồng tiền chi ra. Anh nói: "Tôi tiết kiệm tất cả tiền của...
Theo Bảo Anh ( NBC News)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí quyết chi tiêu