Trước kỳ nghỉ Tết, năm nào chị cũng biếu giúp việc tháng lương thứ 13, tiền tàu xe về quê cùng một thùng quà bánh. Vậy mà sau Tết, cô ấy vẫn một mực đòi lên lương với mức tăng 20%.
Cứ sau mỗi dịp nghỉ Tết, các chị em lại rơi vào tình cảnh dở khóc dở cười khi giúp việc “làm giá”, đòi tăng lương một cách vô lý. Chủ đề tìm người giúp việc hoặc mức lương của giúp việc luôn nóng bỏng hơn bao giờ hết.
Những nhà có con nhỏ hoặc người ốm đau cần giúp việc mới thấm thía được nỗi khổ này.
Cuộc sống gia đình đảo lộn vì giúp việc sau Tết.
Gia đình chị Thúy Phương (Lò Đúc, Hà Nội) có hai con nhỏ, vợ chồng đều đi làm từ sáng đến tối. Mọi công việc trông con, bếp núc chị đều nhờ hết giúp việc. Chị cho biết, sau Tết là thời gian đau đầu nhất. Cứ mỗi lần quay lại làm sau Tết, giúp việc nhà chị lại đòi tăng lương. Trước kỳ nghỉ Tết, năm nào chị cũng biếu giúp việc tháng lương thứ 13, tiền tàu xe về quê cùng một thùng quà bánh. Vậy mà sau Tết, cô ấy vẫn một mực đòi lên lương với mức tăng 20%. Hai năm trước con nhỏ nên mình phải cắn răng chịu đựng chứ năm nay con lớn, đã đủ tuổi đi nhà trẻ nên từ chối luôn.
“Năm ngoái vừa trông em bé, vừa làm việc nhà lương như vậy. Năm nay, em bé đi học, ban ngày ở nhà cô chỉ làm ít việc nhà rồi buổi chiều đón và trông bé. Công việc sẽ nhàn hơn, ban ngày còn có thời gian nghỉ ngơi. Cháu không thể tăng thêm lương cho cô được. Nếu cô không đồng ý thì cháu cũng không giữ cô nữa. Khi nào cô tìm được chỗ tốt hơn thì cô cứ đi, đằng nào cũng một công đi làm”- chị Phương chia sẻ.
Chị đành chấp nhận vất vả buổi tối một chút chứ năm nào cũng tăng thì lương của mình không đủ trả và nuôi giúp việc.
Hai năm trước con nhỏ nên mình phải cắn răng chịu đựng chứ năm nay con lớn, đã đủ tuổi đi nhà trẻ nên từ chối luôn. (Ảnh nhân vật cung cấp)
Không có điều kiện về thời gian đưa đón con khi cho bé đi nhà trẻ như chị Phương, nhiều nhà con quá nhỏ chưa biết gửi đâu, chỉ yên tâm khi có giúp việc. Biết được cái khó của chủ nhà, mặt khác, tìm giúp việc thời điểm sau Tết rất khó, giúp việc luôn o ép, tự đề xuất nâng giá của mình.
Lý do “làm giá” cũng rất phong phú: họ thích đi làm công nhân tại khu công nghiệp để tối còn về với gia đình; ở nhà chăm sóc chồng con; nhà có con gái, con dâu mới sinh; con sắp lấy chồng; bố mẹ già ốm; trông em bé vất vả hơn những giúp việc nhà khác chỉ có cơm nước dọn dẹp....
Vì hoàn cảnh không cho phép, họ đành tặc lưỡi chấp nhận mức giá này và lại bước vào công cuộc tìm giúp việc có mức giá phù hợp hơn.
Đúng là méo mặt với giúp việc sau Tết, dù nền kinh tế có suy thoái thì mức lương của giúp việc vẫn tăng một cách chóng mặt. Cuộc sống gia đình đảo lộn vì giúp việc sau Tết.