Có rất nhiều giả thiết về nguồn gốc của tục bó chân ở Trung Quốc, nhưng giả thiết được nhắc tới nhiều nhất đó là câu chuyện của vua Hán Thành Đế và cung phi Triệu Phi Yến.
Nàng đã quấn những dải lụa quanh chân và nhảy múa khiến nhà vua vô cùng thích thú, ngợi khen bàn chân nàng là “Kim liên tam thốn” (gót sen ba tấc). Từ đó, những cung tần mỹ nữ trong hậu cung cũng phải bắt chước theo!
Triệu Phi yến quấn dải lụa quanh chân nhảy múa khiến nhà vua vô cùng thích thú
Người Trung Quốc xưa đối với đôi bàn chân người phụ nữ đưa ra bảy tiêu chuẩn cái đẹp: gầy, nhỏ, nhọn, thơm, mềm, đứng! Để đôi bàn chân đạt được bảy tiêu chuẩn này, những thiếu nữ xưa từ lúc còn 5, 6 tuổi đã phải chịu muôn vàn đau đớn. Việc bó chân bằng những mảnh vải dài, chắc chắn trong nhiều năm liền khiến sự tăng trưởng của đôi bàn chân bị ngưng lại. Kích thước lý tưởng của bàn chân chỉ là 7,5 cm. Ngày nay, người ta vẫn nhắc đến tục bó chân như một biện pháp làm đẹp kinh điển hẳn không sai!
Hình ảnh đôi giày mà các thiếu nữ sẽ phải mang sau khi bó chân
Tục bó chân bắt đầu từ đời nhà Tống, nhưng phổ biến nhất vào thời Thanh. Lúc này, không chỉ những quý cô thượng lưu mới bó chân, mà hầu như mọi cô gái mong muốn chinh phục cái đẹp đều thực hiện tập tục này. Theo quan niệm thời bấy giờ, phụ nữ phải có một đôi chân thật nhỏ mới là chuẩn mực nếu không họ sẽ không thể lấy được chồng. Bên cạnh đó, bó chân còn được coi là biểu hiện của sự cao quý. Con gái quý tộc không bó chân chỉ có cơ hội lấy chồng ở đẳng cấp kém hơn, còn con gái những nhà nghèo thì dễ bị bán làm nô lệ.
Người xưa cho rằng đôi chân nhỏ là biểu hiện của sự cao quý
Khi nghe những cụm từ mỹ miều mà người ta dùng để miêu tả đôi bàn chân sau khi bó “Kim liên” “bàn chân hoa huệ”… , khiến ta liên tưởng đến đôi bàn chân thanh mảnh, trắng nõn nà, uyển chuyển nhịp nhàng theo từng bước đi. Nhưng thực tế hoàn toàn không như vậy, sau khi bị bó lại với kích thước bàn chân một đứa trẻ, bàn chân các cô gái trở nên cứng nhắc, gần như “dị dạng”!
Đôi bàn chân “hoa huệ” với phần xương cong lên
Điều kì lạ là tại sao những đôi bàn chân “dị dạng” như vậy vẫn tồn tại hết đời này qua đời khác? Lẽ nào những người đàn ông cổ đại lại thích đôi bàn chân như vậy? Sự thật là, người Trung Quốc xưa kia vô cùng cấm kị việc người đàn ông mở dải băng quấn quanh chân của cô gái. Điều này được coi là hành động thô tục, thậm chí phải trừng phạt. Bởi vậy “hủ tục” này vẫn được lưu truyền rộng rãi, thậm chí đến thế kỷ 20, nhiều vùng dân tộc thiểu số Trung Quốc vẫn áp dụng “phương pháp làm đẹp” kinh điển này!