Tránh kết thân với người độc hại có 7 dấu hiệu này

Ngày 04/05/2020 12:04 PM (GMT+7)

Có những người đem đến nguồn năng lực tiêu cực và sẽ tốt hơn khi ta nhận ra và tránh xa những kẻ độc hại này. Dưới đây là những dấu hiệu của một người độc hại mà bạn nên tránh kết thân. 

Bạn đã từng trải qua cảm giác khó chịu trước sự tự phụ hay kiêu ngạo của người khác? Có những người đem đến nguồn năng lực tiêu cực và sẽ tốt hơn khi ta nhận ra và tránh xa những kẻ độc hại này. Dưới đây là những dấu hiệu của một người độc hại mà bạn nên tránh kết thân. 

Trốn tránh trách nhiệm

Tránh kết thân với người độc hại có 7 dấu hiệu này - 1

Trốn tránh trách nhiệm hay thường xuyên đùn đẩy việc thanh toán, chi trả cho người khác là một trong những kiểu người rất bị ghét. Bạn cùng một tốp đi ăn và đến khi thanh toán, có người nào đó lại ngó lơ hay giả vờ phải nghe điện thoại, làm việc gì đó. Điều này chắc hẳn sẽ gây cảm giác chẳng tích cực chút nào cho những người xung quanh.

Sợ trách nhiệm được coi là một loại rối loạn tâm lý. Một người có thể bất ngờ rơi vào trạng thái hoảng loạn khi họ vô thức nhận ra rằng mình bị gán với một nghĩa vụ nào đó. Việc nảy sinh tâm lý trốn tránh trách nhiệm có thể xảy ra vì những lý do khác nhau như:

- Chịu đựng những cảm xúc tiêu cực

- Thiếu can đảm

- Lòng tự trọng thấp

- Sợ mắc sai lầm và sợ thất bại

Không dám đối mặt với những lời chỉ trích

Chắc chắn không ai trong chúng ta muốn bản thân bị chỉ trích cả. Điều đó khá dễ hiểu song sẵn sàng đón nhận những đánh giá không tốt về bản thân, lắng nghe và tiếp thu có chọn lọc chính là cách để bạn hoàn thiện mình. 

Có một số người lại không như vậy. Họ không muốn chấp nhận bất cứ sự thật nào không tích cực về bản thân mình. Bất kỳ loại chỉ trích hay ý kiến ​​mâu thuẫn nào cũng khiến họ cảm thấy đang bị đả kích.

Khi bạn nhận những lời khuyên, góp ý hay thậm chí chỉ trích, hãy nghĩ rằng đó chính là cơ hội để ta nhìn ra cái sai của mình, điểm chưa hoàn thiện để sửa. Những người không thể chấp nhận được lời chỉ trích có thể là vì những nguyên nhân như: 

- Họ không hợp lý hóa được lý do khiến bản thân bị chỉ trích.

- Họ không muốn xin lỗi.

- Họ không muốn làm to chuyện.

- Họ không muốn cùng chịu trách nhiệm.

Chế giễu ngoại hình người khác

Tránh kết thân với người độc hại có 7 dấu hiệu này - 2

Nhiều người cảm thấy vui vẻ và thích thú khi bàn luận về người khác. Họ cố tình xúc phạm người khác và gây ra những vết sẹo, gây tổn thương lòng tự trọng. 

Nhạo báng người khác về ngoại hình hay ý kiến, quan điểm của họ có thể tạo ra khoảng cách lớn giữa hai người.  Hãy tưởng tượng và đặt mình vào hoàn cảnh đó, khó ai có thể kiểm soát cơn giận của bản thân khi biết mình bị lôi ra làm trò đùa hay chế giễu.

Không biết nói lời xin lỗi

Tránh kết thân với người độc hại có 7 dấu hiệu này - 3

Nhiều người coi thường lời xin lỗi hay chỉ xin lỗi với thái độ cho có. Những lời xin lỗi theo kiểu: "Ừ thì xin lỗi. Làm gì mà ghê vậy" hay "Chuyện đâu quan trọng đến thế" khiến người khác cảm thấy rất khó chịu và thậm chí gây ra tổn thương. Không dám nói lời xin lỗi hay nói với thái độ không chân thành là điều ai cũng nên tránh. 

Có rất nhiều người không thể nói ra lời xin lỗi, lý do là vì:

- Họ sợ phải nhận trách nhiệm.

- Họ cảm thấy xấu hổ khi nói lời xin lỗi. Họ tìm mọi cách để không phải chấp nhận rằng mình sai mà không biết đang làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. 

Người sống hai mặt

Tránh kết thân với người độc hại có 7 dấu hiệu này - 4

Bạn gặp gỡ một người và thấy rất thú vị khi trò chuyện với người ấy, họ có thể còn mời bạn đi uống nước song bạn lại phát hiện ra sau lưng mình, họ lại đặt điều về bạn. 

Những người hai mặt luôn tỏ ra tốt bụng và dễ mến trước mặt mọi người nhưng sau lưng lại là một bản mặt hoàn toàn khác. Họ có thể không thích người này, người kia nhưng không thể hiện điều đó trước mặt mà lại chờ gặp người khác để bàn tán. 

Nếu gặp phải một người sống hai mặt, bạn nên:

- Xác nhận sự nghi ngờ của bản thân và không vội vàng đổ lỗi.

- Không trả thù.

- Trao đổi một cách thẳng thắn và cứng rắn với người này.

- Tránh xa kiểu người này.

Áp dụng nguyên tắc với mọi người nhưng lại dễ dãi với bản thân

Việc sống với tiêu chuẩn kép không biến bạn thành kẻ đạo đức giả mà đạo đức giả là khi bạn tỏ ra rất nguyên tắc, bắt người khác phải sống thế này thế kia trong khi bản thân mình lại buông thả, không như vậy. Có rất nhiều người khắt khe với người khác song chính bản thân lại chẳng hề làm được như những gì mình nói. 

Vì sao lại có chuyện như vậy?

- Cách tốt nhất để nhận được sự công bằng là hãy làm mọi thứ thật công tâm song điều này nói dễ hơn làm.

- Có thể là do họ tự lừa dối mình. Con người có xu hướng đề cao bản thân và bỏ qua những điểm yếu cũng như thất bại. Chúng ta thường khó có thể đưa ra quyết định đúng cho đến khi thấy bằng chứng thật sự. 

- Thiếu khách quan khi đánh giá về bản thân. Các nhà nghiên cứu tâm lý nhận thấy rằng con người thường có nhận xét rất chính xác về người khác song lại nhận thức sai lệch về bản thân.

Ghen tỵ ngay cả với một thành công nhỏ của người khác

Tránh kết thân với người độc hại có 7 dấu hiệu này - 5

Sẽ có những người, thậm chí là bạn bè thân thiết cảm thấy ghen tỵ trước thành công của bạn. Tất nhiên trong cuộc sống khó tránh khỏi cảm giác đó song ghen tỵ với người khác dù chỉ là chuyện nhỏ nhặt hay thậm chí làm hỏng khoảnh khắc vui mừng của ai đó khi chia sẻ chiến thắng với bạn vì sự ích kỷ của bản thân lại là chuyện khác.

Thuyết tiến hóa của Darwin nói rằng con người hành xử theo cách này để tăng cường khả năng sinh tồn của cá nhân họ. Lời khuyên hữu ích để giúp bạn cân bằng lại khi sự đố kỵ của bản thân trỗi dậy là:

- Luôn giữ những suy nghĩ tốt trong tâm trí.

- Tập trung vào một điều gì đó khác, thay vì tập trung vào bản thân. 

Nhận biết người đang nói dối cực đơn giản qua 7 dấu hiệu
Người ta có thể nói ra những lời dối trá song rất khó có thể lừa dối cả cảm xúc. Cảm xúc thật sẽ mang vẻ chân thành, không chút giả tạo. Khi ta bộc...
Bảo Anh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư duy thông minh