Vì sao có những người không giỏi bằng bạn lại thành công hơn bạn?

Bảo Anh. - Ngày 11/09/2021 18:53 PM (GMT+7)

Cần cù là quan trọng, nhưng siêng năng mà không có định hướng thì thật là phí hoài.

1

Tôi, Xiaoshan và Ah Cheng gặp nhau lần đầu khi chân ướt chân ráo đến Bắc Kinh. Ngày ấy, chúng tôi đều là những sinh viên vừa mới ra trường, vào thực tập cùng một công ty. Chẳng biết từ bao giờ và vì sao, chúng tôi trở thành những người bạn thân thiết của nhau.

Ở ba đứa tôi có rất nhiều điểm chung, từ hoàn cảnh gia đình đến trường lớp học hành và rồi cùng trở thành thực tập sinh. Cùng thực tập với chúng tôi ngày đó có khá nhiều người có cùng chung xuất phát điểm nhưng chỉ sau vài năm, mỗi người lại rẽ một hướng khác nhau, có cuộc sống khác nhau, người thì chọn nghỉ việc để tập trung cho gia đình, người ngày càng thăng tiến, người thì chẳng thể bám trụ lại nơi thành phố đông đúc này.

Cách đây không lâu, người bạn Xiaoshan của tôi đã quyết định rời khỏi Bắc Kinh sau nhiều năm bươn chải. Có thể nói, cậu ấy và Ah Cheng là hai trường hợp có những ngã rẽ khác biệt nhất trong hội thực tập sinh ngày đó. Sau nhiều năm phấn đấu, thu nhập của Ah Cheng giờ đây thực sự khiến bạn bè cùng trang lứa phải nể phục, ước ao.

Vì sao có những người không giỏi bằng bạn lại thành công hơn bạn? - 1

Xiaoshan vốn là người siêng năng và chăm chỉ. Ngay từ những ngày đầu thực tập, cậu ấy đã là một trong những người nổi bật nhất. Ah Cheng khi đó thì ngược lại, thực sự không được chú ý nhiều, có thể nói là rất mờ nhạt. Không ai trong chúng tôi có thể nghĩ được rằng, sau kỳ thực tập đó, người trụ lại duy nhất chính là Ah Cheng, chúng tôi đều bị loại và rồi đầu quân cho các công ty khác.

Mỗi người một ngã rẽ, một công việc khác nhau nhưng chúng tôi vẫn duy trì liên lạc. Xiaoshan vẫn luôn làm việc chăm chỉ nhưng cuối cùng sau vài năm, cậu ấy đã quyết định dừng lại để về quê. Xiaoshan không khỏi chán nản khi những gì mình làm đều không được như ý. Trước khi tạm biệt thành phố này để về quên, cậu ấy đã hẹn gặp chúng tôi. Nhìn Xiaoshan tự chuốc rượu cho mình đến say mèm, tôi có thể thấy rõ sự suy sụp của cậu.

“Một thành phố lớn như vậy, cuối cùng vẫn không chấp nhận tôi”, Xiaoshan vừa nhìn chén rượu vừa nói. Chúng tôi đã uống rất nhiều trong buổi tối đó và rồi vẫy tay tạm biệt, chúc nhau sẽ đều có cuộc sống tốt đẹp hơn.

2

Trở về nhà, trong lòng tôi không khỏi những suy nghĩ và cảm thấy buồn cho một người bạn chăm chỉ. Thế rồi, tôi suy ngẫm nhiều hơn về điều gì đã khiến chúng tôi có những ngã rẽ khác nhau.

Vì sao cùng một xuất phát điểm, chỉ trong vài năm lại có thể có khoảng cách lớn như vậy? Khoảng cách giữa người này với người kia ngày càng lớn từ khi nào? Và rồi tôi nhận ra lý do vì sao năm ấy người cấp trên chọn lại là Ah Cheng thay vì Xiao Shan. Không phải vì gia đình Ah Cheng có điều kiện tốt mà chính là cậu ấy đã tự tìm cách riêng cho mình để vươn lên.

Trong suốt quá trình làm việc cùng nhau, Ah Cheng dường như không phải là người được việc nhất, giỏi giang nhất nhưng cuối cùng là người có kết quả tốt nhất.

Vì sao có những người không giỏi bằng bạn lại thành công hơn bạn? - 2

Khi mới ra trường, chúng ta thường giống như Xiaoshan bạn tôi, mang suy nghĩ thực thi thay vì suy nghĩ chủ động. Mỗi lần nhận được dự án do cấp trên giao, chúng tôi đều nhanh chóng bắt tay vào việc, làm theo hướng dẫn của lãnh đạo để kết nối với khách hàng, lập kế hoạch và làm từng bước một cách chuẩn chỉ nhất. Ah Cheng thì không như vậy. Cậu dường như luôn là người chậm nhất nhưng kế hoạch mà Ah Cheng đưa ra lại luôn được các cấp lãnh đạo đánh giá cao.

Một người sếp ngày đó của chúng tôi đã nói rằng, điều đó không phải do cậu ấy lười biếng mà là đã dành rất nhiều thời gian để suy nghĩ trước khi bắt tay vào thực hiện. Bằng cách này, hiệu quả của Ah Cheng rất cao nhất, là người thành công nhất.

Tôi nhớ có lần cậu ấy cũng nói với Xiaoshan về điều này nhưng trái với sự góp ý mang tính xây dựng của Ah Cheng, Xiaoshan lại gạt đi và khăng khăng với những gì mình đang làm.

3

Có lẽ điều đó là bởi Xiaoshan tin rằng cách mình đang làm mới thực sự là hiệu quả. Cậu không ngại bỏ tiền để mời cấp trên ăn tối nhằm tăng cường mối quan hệ. Thực sự Xiaoshan đã chi không ít tiền, dường như trở nên gần gũi với lãnh đạo hơn bất kỳ ai trong số chúng tôi.

Những người lãnh đạo tất nhiên đánh giá cao người khéo léo, biết mở rộng quan hệ song cuối cùng thì điều họ coi trọng và đánh giá cao hơn cả trong công việc chính là hiệu suất.

Trong số các thực tập sinh chúng tôi ngày đó, người duy nhất được chọn là Ah Cheng.

Vì sao có những người không giỏi bằng bạn lại thành công hơn bạn? - 3

Những năm sau đó, cậu đều được đánh giá cao trong công việc và rồi được đề bạt làm giám đốc dự án của một chi nhánh lớn.

Công việc đó đòi hỏi cậu phải thường xuyên ra nước ngoài. Tất nhiên với vị trí của Ah Cheng, cậu hoàn toàn có thể thuê người phiên dịch luôn đi theo mình. Tuy nhiên, nhận thấy ngoại ngữ chính là vấn đề của mình, cậu đã quyết định để có thể chủ động hơn.

Nếu như Xiaoshan chọn cách chi tiền để tăng cường mối quan hệ với cấp trên thì Ah Cheng lại chọn cách đầu tư vào chính bản thân mình. Cậu bắt đầu đăng ký tham gia các lớp học tiếng Anh và tận dụng khoảng thời gian trống ít ỏi của mình để không ngừng trau dồi bản thân. Phải mất một thời gian dài, Ah Cheng mới tìm được phương pháp học phù hợp với mình.

Trình độ tiếng Anh của cậu ngày càng được cải thiện, các dự án vươn ra nước ngoài của cậu cũng ngày càng thuận lợi, suôn sẻ hơn. Tất nhiên, vị trí của Ah Cheng trong mắt cấp trên ngày càng được củng cố, thu nhập vì thế cũng không ngừng tăng lên. Điều này càng khẳng định rằng, thay vì đầu tư vào lãnh đạo, chi bằng đầu tư vào chính mình để ngày càng hoàn thiện hơn.

4

Khoảng cách giữa con người với nhau bắt đầu có sự khác biệt từ khi nào? Có người trả lời rằng đó là khi cơ hội khác nhau đến với mỗi người, có người lại bảo là do sự siêng năng. Tuy nhiên từ những gì mà được mắt thấy xung quanh mình, tôi nhận ra cần cù là quan trọng, nhưng siêng năng mà không có định hướng thì thật là phí hoài.

Sau 20 tuổi, chúng ta phải bắt đầu học cách mở rộng khoảng cách với người khác. Và để nới rộng khoảng cách đó, làm việc chăm chỉ thôi là chưa đủ. Tôi học được từ cậu bạn của mình rằng hãy luôn nghĩ: Mục đích của việc làm này là gì? Tại sao chọn sử dụng phương pháp này? Có cách nào tốt hơn? Phương pháp nào là phù hợp nhất với bản thân? Luôn có rất nhiều con đường và nếu chọn được con đường phù hợp, chúng ta sẽ tiết kiệm được công sức cho những việc vô ích.

Hiểu rõ bản thân, tìm ra phương pháp phù hợp nhất và không ngừng trau dồi khả năng cạnh tranh, đó chính là chìa khoá của thành công, giúp bạn sau này có thể nhận được kết quả gấp đôi chỉ với một nửa nỗ lực. Thay vì chỉ làm việc chăm chỉ, hãy làm việc hiệu quả.

Bài học về người thợ mộc già và ngôi nhà cẩu thả: Thái độ sẽ quyết định cuộc đời
Ở một vài thời điểm trong cuộc đời mình, chúng ta làm mọi việc với tâm lý buông xuôi, không hề dốc sức lực. Đến khi nhận ra mọi chuyện và biết mình...

Bài học cuộc sống

Bảo Anh. (dịch từ dushu369)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bài học cuộc sống