Tranh luận, thậm chí cãi vã là không tránh khỏi nhưng phải với một thái độ văn minh, ôn hòa.
Chắc chắn bất cứ một cặp vợ chồng nào dù là hạnh phúc đến mấy cũng phải có lần xảy ra xung đột. Tuy nhiên, nếu bạn biết ‘cãi nhau’ một cách văn minh, bạn sẽ vẫn giữ gìn được hạnh phúc.
Dưới đây là 5 quy tắc cần phải nhớ khi vợ chồng tranh luận :
Tập trung vào vấn đề chính
Điều đầu tiên bạn cần phải nhớ khi vợ chồng cãi nhau chính là: mẫu thuẫn vì vấn đề nào thì giải quyết vấn đề đó. Sẽ là một sai lầm lớn nếu như bạn lôi hàng trăm chuyện không liên quan vào câu chuyện đó. Bạn sẽ tạo ra sự khó chịu và ức chế rất lớn cho đối phương.
Rất nhiều phụ nữ hay có thói quen kể lể, lôi lại chuyện cũ hoặc lan man hết cái này đến cái khác. Việc này làm sẽ khiến cuộc cãi vã của hai người lan rộng hơn, khó giải quyết dứt điểm hơn.
Sẽ là một sai lầm lớn nếu như bạn lôi hàng trăm chuyện không liên quan vào câu chuyện đó. (Ảnh minh họa)
Cãi nhau không phải để chiến thắng mà để tìm ra điều phù hợp nhất
Khi bắt đầu tranh luận, cả hai vợ chồng cần phải loại ra khỏi đầu suy nghĩ: Tôi nhất định phải chiến thắng. Nên nhớ, hai người là vợ chồng chứ không phải là kẻ thù để phải tìm cho ra một người thất bại.
Việc hai người tranh luận là để tìm ra phương án hợp lí nhất, phù hợp nhất cho gia đình mình chứ không phải là hạ bệ đối phương, nâng mình lên. Khi bạn xác định được mục đích chính, bạn sẽ tự kiểm soát được thái độ và từ ngữ của mình trong cuộc tranh luận đó.
Cãi nhau với sự… tử tế
Cần đảm bảo rằng, bạn đang tranh luận một cách văn minh chứ không phải là thô lỗ, thiếu văn hóa và thiếu sự tôn trọng. Người mà bạn đang “cãi nhau” cũng chính là người mà bạn yêu thương, lựa chọn chung sống suốt đời cùng mình.
Ngay cả khi hai người không cùng tiếng nói anh ấy khác suy nghĩ và quan điểm của bạn thì vẫn cần phải giữ sự tôn trọng dành cho nhau. Bạn tuyệt đối không nên vì nóng giận nhất thời mà nói những lời làm tổn thương người kia.
Cần đảm bảo rằng, bạn đang tranh luận một cách văn minh chứ không phải là thô lỗ, thiếu văn hóa và thiếu sự tôn trọng. (Ảnh minh họa)
Tranh luận, thậm chí cãi vã là không tránh khỏi nhưng phải với một thái độ văn minh, ôn hòa.
Lắng nghe nhiều hơn là nói
Lắng nghe là mấu chốt của truyền thông. Chỉ cần bạn học cách lắng nghe là đã giảm được 50% mâu thuẫn của cuộc chiến. Đối phương khi cảm thấy mình được tôn trọng, được lắng nghe ý kiến sẽ dễ dàng tiếp thu lời đối đáp lại từ phía bạn.
Khi cả hai cùng lắng nghe nhau, sẽ nhanh chóng hiểu đúng và hiểu trúng vấn đề. Từ đó sẽ tìm ra được phương án tốt nhất. Thậm chí, nếu bạn cãi nhau theo cách này sau mỗi cuộc tranh luận, cả hai còn hiểu và yêu nhau nhiều hơn.
Ngược lại, thái độ coi thường, không thèm nghe, ngắt lời giữa chừng sẽ chỉ làm cho sự ức chế tăng lên mà thôi.
Tranh luận, thậm chí cãi vã là không tránh khỏi nhưng phải với một thái độ văn minh, ôn hòa. (Ảnh minh họa)
Đấu tranh công bằng
Bạn cần phải giữ một cái đầu tỉnh táo khi tranh luận. Tất nhiên, rất khó để thừa nhận mình sai nhưng nếu bản thân bạn nhận thấy rằng lời đối phương nói có lí hơn, hãy làm như vậy và hạ thấp cái Tôi của mình xuống.
Đừng chăm chăm giành chiến thắng, bạn cần phải có sự công bằng để nhận định điều gì đúng, điều gì sai. Và nếu như bạn là người mắc sai lầm, đừng ngần ngại nói một lời xin lỗi cũng như thừa nhận đối phương đúng.