Trong một nghiên cứu từ Đại học Stony Brook ở New York cho thấy chỉ có 10% - 30% bệnh ung thư bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân không giải thích được. Còn lại 70%- 90% là kết quả của các yếu tố môi trường hoặc thói quen sinh hoạt cá nhân.
Chính vì vậy, bệnh tật bao gồm cả ung thư hoàn toàn có thể chủ động ngăn ngừa được. Nhà nghiên cứu 91 tuổi của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, bác sĩ ung thư lâm sàng và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lâm sàng về Ung thư Quốc gia, viện sĩ Tôn Yến đã đề xuất 4 "phương thuốc" chống ung thư mà ông đã đúc kết.
Viện sĩ Tôn chia sẻ ông đã dành 50 năm nghiên cứu và chiến đấu với bệnh ung thư. Nay ông đã hơn 90 tuổi, nhưng giọng nói của ông vẫn rõ ràng, mạch lạc. Qua nhiều thập kỷ thực hành lâm sàng, viện sĩ Tôn đã tóm tắt bốn bài học kinh điển chống ung thư.
Viện sĩ Tôn Yến đã có 50 năm nghiên cứu và chiến đấu với bệnh ung thư.
1. Tránh xa chất gây ung thư và các yếu tố tăng nguy cơ ung thư
Như chúng ta đã biết, sự xuất hiện của ung thư chủ yếu là do đột biến gen trong tế bào và đột biến này thường liên quan đến một số yếu tố như ô nhiễm môi trường, nghiện rượu và hút thuốc, tiêu thụ chất gây ung thư và quan hệ tình dục không lành mạnh.
Viện sĩ hàn lâm Tôn Yến khuyên mọi người nên tìm hiểu để biết các chất gây ung thư và các yếu tố gây ung thư là gì để tránh xa các yếu tố này và giảm nguy cơ ung thư.
Như đã nói "bệnh từ miệng mà ra". Khi mức sống của mọi người được cải thiện, chế độ ăn uống cũng thay đổi đáng kể. Ví dụ, ngày càng nhiều người thích thực phẩm giàu chất béo, nhiều calo, ăn nhiều thịt đỏ và ăn ít chất xơ thô. Tuy nhiên, viện sĩ Tôn nhắc nhở mọi người nên duy trì chế độ ăn ít đồ chiên và nướng, ăn nhiều ngũ cốc, trái cây và rau quả.
Lưu ý nên tránh ăn thực phẩm đã qua chế biến, thực phẩm bị mốc, nên ăn ít thịt đỏ vì Tổ chức Y tế thế giới đã liệt kê thịt đỏ là chất gây ung thư loại 2A (tức là có khả năng gây ung thư). Ngoài ra, thực phẩm chiên và nướng cũng cần hạn chế. Những thực phẩm này dễ sản sinh ra các chất gây ung thư hydrocarbon thơm đa vòng. Tiêu thụ lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư. Chừng nào điều này được thực hiện, tỷ lệ mắc ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dạ dày, ung thư gan và ung thư đại trực tràng sẽ giảm nhanh chóng.
Viện sĩ Tôn cũng khuyến cáo những người trẻ tuổi nên từ bỏ những thói quen tình dục không lành mạnh và đừng để virus lây lan.
2. Khám sức khỏe định kỳ hàng năm
Trên thực tế, ngay cả khi mọi người có một cuộc sống rất đều đặn, không thể tránh khỏi việc họ bị bệnh nếu chỉ tránh một số yếu tố gây ung thư. Hầu hết các bệnh ung thư đều che giấu rất tốt, hầu như không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu và rất khó phát hiện sớm nếu không sàng lọc. Vì vậy, nếu muốn giữ sức khỏe, tốt nhất nên khám sức khỏe ít nhất mỗi năm một lần .
Kiểm tra sức khỏe định kỳ có thể giúp mọi người hiểu tình trạng thể chất của chính mình, và có thể tìm ra các bệnh nghiêm trọng càng sớm càng tốt, để có thể điều trị sớm.
3. Kiểm soát tổn thương tiền ung thư
Sự xuất hiện của ung thư đòi hỏi một quá trình và quá trình này bao gồm ba giai đoạn tổn thương tiền ung thư, ung thư biểu mô tại chỗ và ung thư xâm lấn.
Điều đáng chú ý là nếu sớm phát hiện tổn thương tiền ung thư, tiến hành điều trị sớm sẽ có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư. Các tổn thương tiền ung thư phổ biến chủ yếu bao gồm viêm cổ tử cung mãn tính, nhiều polyp đại tràng, bệnh bạch sản niêm, viêm gan dai dẳng và viêm dạ dày mãn tính. Ngoài ra, viện sĩ Tôn cũng nhắc nhở nếu bạn thấy tổn thương tiền ung thư, đừng lo lắng về điều đó quá nhiều nếu không sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể và thậm chí đẩy nhanh sự phát triển của bệnh ung thư.
4. Duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần
Viện sĩ Tôn Yến cho biết, trong chẩn đoán và điều trị lâm sàng cho thấy nhiều bệnh nhân ung thư có cùng một đặc điểm đó là lo lắng quá mức, căng thẳng, trầm cảm lâu dài. Theo nghiên cứu khoa học, những cảm xúc bất lợi kéo dài có thể gây ra phản ứng căng thẳng của cơ thể, và phản ứng căng thẳng quá mức sẽ làm giảm khả năng miễn dịch, tạo cơ hội cho các tế bào ung thư. Do đó, bạn nên giữ cho cơ thể và tâm trí của mình khỏe mạnh, kiểm soát cảm xúc, duy trì sự tích cực và lạc quan nhất có thể.
Nói chung, ung thư là có thể phòng ngừa và chữa được. Nếu bạn muốn tránh ung thư, ngoài việc tránh một số yếu tố gây ung thư, bạn phải duy trì chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, thường xuyên kiểm tra cơ thể.