Dựa vào những biểu hiện bất thường trên da, bạn cũng có thể nhận biết được cơ thể đang thiếu loại vitamin nào.
Bác sĩ Hồ Thiệu Thanh thuộc Khoa Da liễu của Bệnh viện Bắc Kinh cho biết vitamin là những chất giúp duy trì sự sống. Khi thiếu vitamin, các bộ phận khác nhau của cơ thể sẽ “phản kháng”, dần xuất hiện một số những biến đổi trên cơ thể.
1. Da khô, da sần sùi, móng có ngạnh, quáng gà… do thiếu vitamin A
Những người bị thiếu vitamin A có xu hướng bị khô da và nổi mụn nhỏ giống như "da gà", sờ vào có cảm giác thô ráp. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể gây ra chứng dày sừng ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và xước măng rô. Ngoài ra, thiếu vitamin A còn có thể dẫn đến khô mắt, quáng gà, giảm thị lực, không nhìn rõ vật.
Trong da liễu, vitamin A có thể được sử dụng để điều trị một loạt các bệnh da dày sừng, chẳng hạn như dày sừng nang lông, bệnh dày sừng đối xứng tiến triển,… cũng có thể được sử dụng để điều trị bệnh vảy nến, mụn trứng cá, vảy nến sắc tố,…
Thực phẩm bổ sung: Vitamin A tồn tại trong cá, gan động vật, các sản phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng, cà rốt, rau xanh, ngô, bí ngô, khoai lang và nhiều loại thực vật khác.
2. Tê bì chân tay, mệt mỏi, bứt rứt, tim đập nhanh do thiếu vitamin B1
Khi thiếu vitamin B1, chân tay tê bì, giống như đeo găng tay và đi tất, có thể gây viêm dây thần kinh ngoại biên, dễ mệt mỏi, cáu kỉnh, thậm chí đau cơ, teo cơ, tim đập nhanh, hen suyễn và các triệu chứng khác.
Trong da liễu, vitamin B1 thường được sử dụng để điều trị: bệnh chàm, viêm da, các bệnh ngứa ngoài da khác, vitamin B1 còn có tác dụng đối với các bệnh da nhạy cảm với ánh sáng, thiếu niacin, bệnh nấm candida, đau dây thần kinh herpes zoster, viêm dây thần kinh đùi,...
Thực phẩm bổ sung: Vitamin B1 chủ yếu có ở vỏ ngoài và mầm của hạt, đậu, lạc, cám mì, cám gạo, gan, thịt nạc, trứng, sữa và các thực phẩm khác.
3. Viêm mép, viêm môi, bìu,… do thiếu vitamin B2
Khi thiếu vitamin B2, độ nhạy cảm của cơ thể với tia tử ngoại tăng lên, có thể xuất hiện môi đỏ, nứt nẻ, khóe miệng có màu trắng đục, có thể bị viêm bao quy đầu, viêm mép, viêm môi, viêm miệng, viêm bìu….
Trong da liễu, vitamin B2 có thể điều trị: Viêm da tiết bã nhờn, rụng tóc tiết bã nhờn, mụn trứng cá, bệnh rosacea, viêm da quanh miệng, viêm da do ánh nắng mặt trời. Nó cũng có tác dụng điều trị bổ trợ đối với các bệnh nhiễm trùng do nấm Candida.
Thực phẩm bổ sung: Vitamin B2 được phân bố rộng rãi, trong thức ăn động vật, gan, thịt và lòng đỏ trứng có hàm lượng cao hơn, đậu, kê và rau cũng có hàm lượng vitamin B2 phong phú.
4. Sắc tố da chuyển màu, phản ứng chậm, trí nhớ kém do thiếu vitamin B12
Thiếu vitamin B12 có thể gây ra bệnh thiếu máu ác tính. Sắc tố da đặc biệt chủ yếu xuất hiện ở mặt sau của bàn tay và bàn chân. Đó là sắc tố màu nâu sẫm hoặc nâu đen. Nó cũng có thể cho thấy trí nhớ kém và thiếu tập trung.
Trong da liễu, vitamin B12 có thể điều trị: Mề đay mãn tính, viêm da tiếp xúc mãn tính, vảy nến. Nó có tác dụng nhất định đối với mụn cóc, thủy đậu, zona, bệnh liken phẳng ở miệng, viêm da tiết bã, bệnh vảy phấn hồng, các bệnh da nhạy cảm với ánh sáng,...
Thực phẩm bổ sung: Vitamin B12 có trong gan động vật, thịt, trứng, sữa, chanh,...
5. Vết thương lâu lành, chảy máu nướu răng… do thiếu vitamin C
Nếu vết thương lâu ngày không lành và chảy máu nướu răng thường xuyên thì rất có thể bạn đang thiếu vitamin C.
Trong da liễu, vitamin C có thể được sử dụng để điều trị: nám, tàn nhang và các bệnh da sắc tố khác.
Vitamin C được tìm thấy nhiều trong trái cây và rau tươi, chẳng hạn như cam quýt, kiwi, dâu tây và các loại rau xanh, chẳng hạn như cà chua, ớt và củ cải.
6. Đổ mồ hôi ban đêm, loãng xương và các biểu hiện thiếu canxi khác do thiếu vitamin D
Thiếu vitamin D có thể gây ra thiếu canxi như đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm và loãng xương.
Trong da liễu, vitamin D có thể được sử dụng để điều trị: viêm da dị ứng, bệnh lupus ban đỏ, mụn trứng cá, bệnh vẩy nến, rụng tóc từng mảng,...
Thực phẩm bổ sung: Vitamin D ít chứa trong thực phẩm nói chung, và một lượng nhỏ chứa trong lòng đỏ trứng và sữa, chủ yếu từ gan động vật và dầu gan cá. Ngoài ra, bạn có thể tiếp xúc nhiều hơn với ánh nắng mặt trời, có thể thúc đẩy quá trình tổng hợp vitamin D.