Cách tắm cho trẻ sơ sinh chuẩn từng bước một không phải ai cũng biết

Ngày 10/07/2019 16:34 PM (GMT+7)

Khi bé chào đời, tắm táp sẽ giúp da bé được sạch sẽ và kích thích sự lưu thông máu trong cơ thể. Do đó việc tắm cho trẻ sơ sinh rất quan trọng.

Khi bé đã rụng rốn mẹ có thể dễ dàng tắm cho con hơn. Đối với những bé chưa rụng rốn, tắm là yêu cầu không dễ đối với những người mới làm mẹ lần đầu. Dưới đây là các bước tắm cho sơ sinh chưa rụng rốn chuẩn và n toàn tuyệt đối cho bé.

- Đầu tiên, trước khi tắm mẹ phải chuẩn bị đầy đủ tất cả các dụng cụ và quần áo cần thiết cho con. Bao gồm sữa tắm dành riêng cho trẻ, cốc nhựa, tã bỉm, quần áo sạch để thay, cồn 70 độ, nước muối sinh lý 0,9 %, 3 chiếc khăn sữa nhỏ và 2 chiếc khăn lớn. Mẹ nhớ đóng cửa phòng để bé không bị lạnh sau khi tắm và giữ nhiệt độ phòng khoảng 27 độ C là vừa phải.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh chuẩn từng bước một không phải ai cũng biết - 1

Chuẩn bị đồ tắm sẵn sàng trước khi tắm. Ảnh minh họa

- Xả 2 chậu nước, 1 chậu nước tắm và 1 chậu nước sạch để tráng cho bé. Cho nước ấm vào chậu tắm dành cho bé, với nhiệt độ nước khoảng 35-37 độ C. Mẹ lót một cái khăn dưới chậu tắm để bé không bị trượt ngã.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh chuẩn từng bước một không phải ai cũng biết - 2

Có thể dùng dụng cụ đo nhiệt độ nước tắm cho chính xác. Ảnh minh họa

- Trước khi tắm mẹ hãy cởi quần áo, bao tay và bao chân của con và nhỏ một ít tinh dầu vào lòng bàn tay mẹ, rồi nhẹ nhàng massage cho con. Đảm bảo bé nào cũng thích thú khi được tiếp xúc với tinh dầu. Sau khi đã massage mẹ dùng băng gạc to để quấn bụng nhằm cố định cuống rốn nếu rốn con chưa rụng. Tiếp theo mẹ dùng khăn tắm lớn quấn con lại và cho bé vào phòng tắm rồi mới tháo khăn ra.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh chuẩn từng bước một không phải ai cũng biết - 3

Massage tinh dầu cho bé. Ảnh minh họa

- Đặt bé vào thau sao cho thoải mái nhất, nước thấp hơn cổ để nước không lọt vào tai bé. Bế trẻ trên tay theo tư thế: cánh tay đỡ lưng bàn tay đỡ đầu. Dùng 2 chiếc khăn tắm phủ lên cổ và bụng để bé không bị lạnh. Cứ tắm đến đâu thì lại bỏ khăn ra và phủ lên phần đã tắm hoặc chưa tắm.

Mẹ nên tắm theo thứ tự, đầu tiên là rửa mắt, mũi, tai, miệng bằng cách nhúng khăn mềm hoặc bông vào nước sạch và lau nhẹ mắt từ trong ra ngoài. Sau đó lại lau mặt từ mũi ra ngoài. Lau nhẹ trong các hốc tai nhưng tránh đưa sâu vào lỗ tai. Mẹ dùng tay chà nhẹ ở phần nếp gấp của bé như cổ, vành tai, khuỷu tay, kẽ ngón tay, chân, bẹn và nách.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh chuẩn từng bước một không phải ai cũng biết - 4

Phủ khăn kín những vùng không chạm nước để con không bị lạnh. Ảnh minh họa

Sau đó cho bé nằm sấp xuống và bàn tay giữ ngực, cánh tay nâng cao đầu để mặt bé không bị chạm nước. Chà nhẹ phần lưng theo đường vòng tròn nhỏ để lông măng của bé có thể rụng dễ dàng và không làm tổn thương da của bé. Cuối cùng là vệ sinh bộ phận sinh dục rồi xuống phần hậu môn. Nên vệ sinh bộ phận sinh dục của bé thật kĩ vì bé phải mặc tã bỉm cả ngày.

- Cho một ít sữa tắm vào lòng bàn tay mẹ và xoa nhẹ khắp người con, các vùng hõm và nếp gấp. Hoặc mẹ có thể cho sữa tắm vào nước trước khi tắm bé.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh chuẩn từng bước một không phải ai cũng biết - 5

Tráng lại bằng nước sạch cho bé. Ảnh minh họa

- Đặt bé vào chậu nước tráng và dùng chiếc khăn sữa còn lại thấm nước lau người cho bé. Sau đó dùng khăn to quấn kín từ cổ xuống chân.

- Nếu cần gội đầu thì hãy để khâu gội đầu cuối cùng. Không nên gội đầu cho bé đầu tiên vì tiếp xúc nước tắm mẹ sẽ phải gội đầu lại và để tóc ướt quá lâu sẽ khiến trẻ dễ cảm lạnh.

Mẹ bế bé ngửa đầu ra phía trước, chân bé theo chiều vào bụng mẹ. Có thể cho con nằm trên đùi mẹ để lưng bé được thoải mái, tay đỡ phần đầu hạ thấp hơn chân.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh chuẩn từng bước một không phải ai cũng biết - 6

Nhẹ nhàng massage da đầu cho con. Ảnh minh họa

Nhẹ nhàng dùng khăn sữa mềm thấm nước và lau đầu cho bé. Sau đó xoa một ít dầu gội và nhẹ nhàng massage da đầu. Dùng khăn thấm nước lau nhiều lần để hết dầu hoặc dùng ca nhỏ múc nước dội nhẹ lên đầu bé. Chú ý hạ đầu con xuống để nước không vào tai và mắt. Sau khi gội đầu xong dùng khăn lau đầu con cho khô. Mẹ chớ nên dùng máy sấy bởi tóc của trẻ còn rất ít, hãy để chúng khô tự nhiên, máy sấy cũng có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.

- Cho bé vào phòng đã đóng cửa kín để tránh gió lạnh. Dùng khăn mềm lau khô cho bé từ đầu đến chân. Chú ý lau nơi bộ phận sinh dục, cần lau từ trước ra sau. Dùng gòn tăm mềm hút sạch nước đọng trong vành tai và các nếp gấp.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh chuẩn từng bước một không phải ai cũng biết - 7

Quấn kĩ bé sau khi tắm. Ảnh minh họa

Nhẹ nhàng gỡ miếng gạc cũ ở rốn ra và dùng bông vô trùng hoặc tăm bông thấm cồn 70 độ lau sạch từ chân lên cuống rốn và vùng da xung quanh rốn để sát trùng cho bé. Đề phòng hăm khi dùng bỉm nhiều, mẹ bôi kem chống hăm trước khi đóng bỉm, thoa một chút tinh dầu tràm vào gan bàn chân và cổ để cản cúm cho bé. Cuối cùng là mặc quần áo sạch và đeo bao tay bao chân. Nếu rốn chưa rụng, nên mặc tã bỉm dưới rốn để bé không bị đau.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh chuẩn từng bước một không phải ai cũng biết - 8

Sau khi tắm xong nên vệ sinh rốn cho bé tránh nhiễm trùng. Ảnh minh họa

Lưu ý khi tắm cho con:

Thời gian để tắm cho bé sơ sinh tốt nhất là khi có ánh nắng mặt trời, khoảng độ 10 – 11h sáng. Mẹ nên làm theo trình tự tắm-bú-ngủ, vì thường thì khi tắm xong bé sẽ cảm thấy đói bụng, cho bé bú sau khi tắm sẽ giúp cho bé dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Nếu con đòi ti trước khi đi ngủ thì mẹ phải cách thời gian tắm khoảng 20-30 phút để không hại đến dạ dày bé. Không nên ngâm bé quá lâu trong nước, tối đa chỉ 5 phút đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh chuẩn từng bước một không phải ai cũng biết - 9

Nên tắm cho con khi có ánh sáng mặt trời. Ảnh minh họa

Mẹ cũng tuyệt đối không bôi bất kỳ loại thuốc hay lá nào lên rốn bé trừ những loại đã được bác sĩ chỉ định bởi nước lá có thể sẽ làm nhiễm trùng khu vực này và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi tắm cho trẻ sơ sinh cần chú ý rốn của của bé nếu rốn bị sưng đỏ, chảy máu, chảy mủ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám.

Cách chữa trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu chia sẻ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng. Có thể do bé bú sữa ngoài quá sớm hoặc bú bình...

Bài chuyên gia

Mạch Lam (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách