Kiểu nuôi con 'buồn cười' của những mẹ mê 'giáo dục sớm'

Ngày 06/01/2015 00:00 AM (GMT+7)

Sang nước ngoài sống một thời gian tôi mới ngẫm thấy, nhiều mẹ Việt ngày nay có mấy điểm quá “buồn cười” khi nuôi con theo phương pháp giáo dục sớm.

Xu hướng ngày nay, nhiều em bé chỉ mới 2,3 tuổi, có bé mới vài tháng tuổi đã bị “ốp” vào những lớp học thần đồng, toán học, piano, ngoại ngữ….Có con giỏi, con thông minh thì ai cũng mong muốn, vậy nhưng có lẽ, nhiều chị em đã quá thần tượng những cụm từ “phương pháp giáo dục sớm”, “phát triển trí tuệ từ sơ sinh” mà bỏ qua nhiều giá trị khác trong quá trình nuôi con. Sang nước ngoài sống một thời gian tôi mới ngẫm thấy, nhiều mẹ Việt ngày nay nuôi con thần đồng có mấy điểm quá “buồn cười”.

Mê con thông minh, “vứt” chuyện thể chất

Con thuộc được bao nhiêu bài hát, biết đếm được bao nhiêu số, đọc được mấy câu thơ luôn là mối quan tâm trước nhất của các bà mẹ.

Trong khi đó, cha mẹ nước ngoài tập trung hơn vào việc phát triển thể chất cho trẻ. Họ tin rằng một đứa trẻ bây giờ trước hết phải được khoẻ mạnh thì mới tạo nền tảng cho tương lai đáp ứng được những gánh nặng khó khăn hơn của cuộc sống. Cũng chính vì vậy, thay vì cho con mặc ấm, ngồi nhà “học bài”, cha mẹ Tây sẽ cho con ăn mặc thoải mái, ra ngoài và đi chơi trong một ngày mùa đông nắng ấm.

Kiểu nuôi con #039;buồn cười#039; của những mẹ mê #039;giáo dục sớm#039; - 1
Nhiều phụ huynh chỉ chăm chăm quan tâm đến những phương pháp giáo dục sớm mà bỏ qua rèn luyện thể chất cho trẻ (ảnh minh hoạ)

Nuôi con theo chuẩn của cha mẹ

Nhiều cha mẹ Việt đặt hy vọng vào con, áp con sống theo một cuộc sống cha mẹ cho là đúng đắn và đúng cách. Thậm chí, nhiều người không ngại ngần ép con học những bộ môn bé chưa hề tỏ ra chút hứng thú hay quan tâm như piano, ngoại ngữ….khi con còn rất bé. Một số chị em nói rằng hạnh phúc của con mình là quan trong nhất, vậy nhưng là không để con được thoải mái và tự nguyện học tập.

Kết quả, khi trẻ em lớn lên nhớ lại ký ức tuổi thơ chỉ toàn những điều không hạnh phúc. Đó là thất bại của những người làm cha mẹ.

Bỏ qua sự riêng tư và quyền cá nhân của con

Thường xuyên vào phòng con không gõ cửa, tự ý di chuyển những món đồ thuộc  sở hữu của con, thậm chí bất cứ quyết định nào liên quan đến con cũng…tự quyết luôn không cần hỏi ý kiến trẻ. Nhiều cha mẹ Việt đang không tôn trọng trẻ em, coi trẻ như một cá nhân có những quyền riêng tư và cá nhân riêng.

Không tôn trọng con từ nhỏ, khó dạy con tôn trọng người khác sau này. Tương tự, chuyện con có muốn “giáo dục sớm” hay không, cũng cần nương theo thái độ và sự hợp tác của con để thực hiện.

“Trăm sự nhờ thầy cô”

Nhiều phụ huynh nghĩ rằng cứ đóng tiền học và nhà trường sẽ đảm bảo việc học cho con, dạy con thành tài. Khái niệm này đã quá lỗi thời nhưng ở ta, nhiều cha mẹ vẫn tồn tại suy nghĩ đó.

Đừng hy vọng gửi con vào trường mẫu giáo quốc tế thì con sẽ nói Tiếng Anh vanh vách, bỏ thật nhiều tiền vào những phương pháp giáo dục sớm thì con sẽ thành thần đồng.Trẻ có giỏi phải từ hai phía cha mẹ hỗ trợ, từ chính sức khoẻ, niềm ham học hay sự kiên trì của chính con. 

Lấy tình yêu của cha mẹ bao biện cho tất cả

Tình yêu không phải là cái cớ để làm bất cứ điều gì bản thân muốn. Nhiều bậc cha mẹ thường nói với con cái rằng “Bố/mẹ làm vậy cũng vì yêu con mới làm”. Muốn dùng câu nói này để bao biện cho những hành động thiếu tôn trọng quyền của trẻ nhỏ, ép con học hành khi còn quá bé, khi  con không đam mê - đây đơn giản chỉ là một lý do vô lý. 

Thái Lam
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí quyết dạy con thông minh