Bức ảnh tố cáo tương lai nguy hiểm của những đứa trẻ có bố mẹ nghiện điện thoại

Ngày 09/07/2018 13:00 PM (GMT+7)

Bức ảnh chụp não bộ của 3 đối tượng là trẻ ở độ 5 tuổi, 10 tuổi và người trưởng thành cho thấy mức độ ảnh hưởng khi dùng điện thoại.

Mặc dù đã được rất nhiều các chuyên gia cảnh báo về mức độ nguy hại của sóng điện thoại với sức khỏe của trẻ nhỏ nhưng việc sử dụng điện thoại di động, Ipad để dỗ dành con lúc ăn hoặc lúc chơi vẫn là một thói quen phổ biến hiện nay mà nhiều gia đình Việt.

Tuy nhiên, một bức ảnh chụp não bộ của con người từ 5 tuổi đến khi trưởng thành về mức độ ảnh hưởng của bức xạ di động gây chú ý gần đây chắc hẳn sẽ khiến nhiều bậc phụ huynh phải giật mình và thực sự suy nghĩ nghiêm túc mỗi khi cho con dùng điện thoại.

Bức ảnh tố cáo tương lai nguy hiểm của những đứa trẻ có bố mẹ nghiện điện thoại - 1

Bức ảnh trên mô phỏng khả năng hấp thụ tia sóng bức xạ của não trẻ cao hơn gấp 10 lần so với não người trưởng thành. Từ đó có thể thấy được, trẻ tiếp xúc với bức xạ từ điện thoại và các thiết bị điện tử nói chung càng sớm thì não bộ bị ảnh hưởng càng nhiều.

Điều đó được phân tích cụ thể như sau:

Nghiên cứu năm 2010 về bức xạ điện từ của điện thoại di động lưu ý: “Trung bình, vùng não bộ của trẻ em phải tiếp xúc và chịu nhiều ảnh hưởng bức xạ hơn so với người lớn”. Bởi vì trẻ em có đầu và não bộ tương đối nhỏ nhưng lại vẫn phải nhận cùng một lượng bức xạ điện thoại di động tương đương với người lớn tuổi.

Học viện Nhi khoa Mỹ cũng đồng quan điểm và cho biết: "Khi trẻ em sử dụng điện thoại di động, sự lắng đọng của năng lược bức xạ vi sóng trung bình cao gấp 2 lần trong não và cao gấp 10 lần trong tủy xương của hộp sọ so với người lớn sử dụng”.

Ở một nghiên cứu khác, những người bắt đầu sử dụng điện thoại di động và điện thoại cố định không dây trước 20 tuổi có nguy cơ phát triển các khối u não cao hơn những người bắt đầu sử dụng điện thoại ở tuổi trưởng thành. Nguyên nhân của điều này là do não bộ trẻ có mô và xương mỏng hơn so với người lớn nên bị ảnh hưởng mạnh hơn.

Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra việc tiếp xúc với điện thoại di động cũng ảnh hưởng đến hành vi của trẻ. Những đứa trẻ tham gia nghiên cứ thường hiếu động hoặc gặp các vấn đề về cảm xúc, hành vi, thường xuyên gây chuyện với những đứa trẻ khác.

Bức ảnh tố cáo tương lai nguy hiểm của những đứa trẻ có bố mẹ nghiện điện thoại - 2

Nguyên nhân không ngoại trừ là do mẹ sử dụng điện thoại di động trong quá trình mang thai. Sau khi đã loại trừ những yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến hành vi của trẻ thì kết quả cho thấy: hơn 80% trẻ em có những vấn đề về hành vi là do mẹ sử dụng điện thoại di động nhiều. Tuy nhiên, để nghiên cứu về vấn đề này còn nhiều vướng mắc, bởi nếu bà mẹ sử dụng điện thoại thường xuyên trong quá trình mang thai hoặc sau khi sinh con dẫn đến không quan tâm đến con cái nhiều, nên trẻ cũng sẽ có những lệch lạc trong hành vi.

Trẻ em sử dụng điện thoại di động nhiều có khả năng mắc ADHD (hội chứng rối loạn chức năng hoạt động) nhiều hơn. Nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng này là do nồng độ chì cao trong máu. Khi các nhà nghiên cứu điều chỉnh mức chì thì họ nghi ngờ nhiều khả năng ADHD xảy ra là vì trẻ em gọi điện thoại nhiều và dành nhiều thời gian cho điện thoại.

Một bài báo năm 2014 xem xét các nghiên cứu về trẻ em và vấn đề sử dụng điện thoại di động, chỉ ra rằng trẻ em càng nhỏ, nguy cơ mắc ung thư não càng cao và khối u não càng lớn. Bài báo này cũng cảnh báo, điện thoại di động có liên quan đến nguy cơ ung thư vú (khi trẻ để  điện thoại trong áo ngực hay túi áo), các khối u tuyến vú và tổn thương tinh trùng cho thanh thiếu niên.

Làm gì để bảo vệ trẻ khỏi bị ảnh hưởng bởi bức xạ điện từ?

Mặc dù tất cả các thông tin về tác hại mà bức xạ điện từ do điện thoại di động gây ra vẫn còn là một ẩn số, song không nên xem nhẹ vấn đề này, nhất đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Tốt nhất nên có những biện pháp phòng tránh để không cảm thấy muộn màng đến khi phát hiện ra bệnh.

Bức ảnh tố cáo tương lai nguy hiểm của những đứa trẻ có bố mẹ nghiện điện thoại - 3

Cần giới hạn thời gian sử dụng điện thoại với trẻ nhỏ. (Ảnh minh họa)

- Khi đưa điện thoại hay một thiết bị công nghệ cho trẻ hay đặt ở gần bụng của bà mẹ đang mang thai nên bật chế độ máy bay để tránh tiếp xúc với bức xạ.

- Tắt mạng và thiết bị kết nối internet để giảm phơi nhiễm bức xạ của gia đình bạn nếu không chủ động sử dụng chúng. Trước khi ngủ nên tắt bộ phát wifi đi.

- Hạn chế sử dụng điện thoại hoặc wifi khi vùng phủ sóng không gây gặp vấn đề để tránh gia tăng sự phơi nhiễm bức xạ.

- Sử dụng loa hoặc tai nghe khi nghe điện thoại. Để bảo vệ trẻ khỏi bức xạ, không nên cho trẻ sử dụng điện thoại, ngoại trừ những trường hợp khẩn cấp và nên mở loa ngoài.

- Tăng khoảng cách đối với điện thoại di động bất kỳ lúc nào đang bật. Ví dụ như đang bế con không nên sử dụng điện thoại, không mang theo vào trong sân bay, không đặt trong túi hay trong cũi của con nhỏ. Tốt nhất nên để điện thoại trong túi hay balo.

- Các nhà sản xuất thiết bị công nghệ khuyên rằng, nên giữ khoảng cách ít nhất 5mm hoặc nửa inch với cơ thể hoặc não bộ.

Con khóc lóc đòi chơi điện thoại, mẹ dùng chiêu này khiến bé lập tức tránh xa
Khi thấy hai con gái khóc lóc đòi điện thoại di động, bà mẹ đã đồng ý đưa cho con nhưng những gì xuất hiện trên màn hình khiến hai bé bỗng hoảng hốt...
Minh Hạ/ Center4research
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Người mẹ cần biết