Cái chết thương tâm của bé trai 2 tuổi ở Malaysia do người trông trẻ gây ra khiến nhiều người vẫn không khỏi đau xót khi nhớ lại.
Theo chia sẻ từ truyền thông Malaysia, vào giữa tháng 6 vừa qua, cậu bé có tên Muhammad Afif Kamarol Azli (2 tuổi) đã tử vong, người gây ra cái chết cho em chính là người bảo mẫu đã ở bên cạnh em 2 năm qua.
Cụ thể, khoảng thời gian đó, cậu bé bị ốm nên liên tục quấy khóc, rên rỉ. Thay vì dỗ dành đứa bé, người bảo mẫu Asmarani Ghazali, 39 tuổi đã lấy một quả ớt xanh nhét vào miệng cậu bé.
Cậu bé Muhammad Afif Kamarol Azli đã bị bảo mẫu nhét ớt vào miệng để không được khóc nữa.
Sau hành động đó, Asmarani Ghazali nhận thấy em có dấu hiệu khó thở nên đã cùng chồng tức tốc đưa Muhammad Afif Kamarol Azli đến bệnh viện. Tuy nhiên thật không may, bé trai 2 tuổi đã tử vong sau đó. Nữ bảo mẫu cũng đã bị bắt giữ.
Mới đây, ngày 28/9, phiên tòa xét xử đã được mở, Asmarani Ghazali thừa nhận toàn bộ hành vi của mình. Vị luật sư bào chữa đã xin tòa xét giảm mức án cho bảo mẫu vì chị đã chăm cậu bé 2 năm, đồng thời cũng là bà mẹ đang chăm 3 con.
Bảo mẫu Asmarani Ghazali (áo vàng) trong phiên tòa xét xử.
Điều khiến dư luận và cư dân mạng vô cùng bức xúc và phẫn nộ đó chính là kết luận cuối cùng từ phía tòa án tối cao. Trong khi mức án các công tố viên đưa ra cho hành vi giết cậu bé vô cùng nghiêm trọng này là 13-15 năm tù thì Asmarani Ghazali lại chỉ bị kết án 18 tháng tù giam. Dư luận cho rằng mức hình phạt này chưa đủ sức răn đe Asmarani Ghazali đồng thời sẽ khiến cho nhiều đối tượng coi thường tính mạng con người hơn.
6 dấu hiệu cho thấy trẻ có nguy cơ bị bạo hành: 1. Cơ thể trẻ xuất hiện nhiều vết bầm tím Đây chắc chắn là dấu hiệu rõ ràng nhất mà cha mẹ không được phép bỏ qua. Cơ thể trẻ tuy non nớt, mềm yếu nhưng không thể tự xuất hiện các vết bầm tím, vết xước. 2. Trẻ sợ hãi khi ở trong không gian kín Để bạo hành trẻ, các bảo mẫu cần phải đưa trẻ vào khu vực kín để thực hiện. Đó là lý do trẻ tỏ ra sợ hãi khi ở trong không gian kín, bé sẽ mường tượng ra cảnh bị bạo hành. Vì thế, khi con ở trong phòng 1 mình hay đưa con đi tắm... thấy con có biểu hiện sợ hãi, cha mẹ cần nhẹ nhàng khuyên nhủ và trò chuyện với con để tìm ra nguyên nhân. 3. Trẻ hốt hoảng, ngủ không sâu giấc Tâm hồn non nớt của trẻ nhỏ rất dễ bị tác động bởi những hành động thô bạo. Nó thường đi vào trong giấc mơ của trẻ, khiến trẻ không thể nào ngon giấc. Vì thế, nếu thấy con ngủ không ngon giấc, hay giật mình, khóc đêm... mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sức khỏe hay là do trẻ đang bị bạo hành. 4. Ngại giao tiếp, tiếp xúc Trẻ bị bạo hành thường có cảm giác sợ sệt, e dè, ngại giao tiếp và tiếp xúc với bất kì ai, kể cả bố mẹ. Trẻ không chạy nhảy nô đùa như trước mà chỉ thu mình một chỗ, ôm đầu gối hoặc khoanh tay trước ngực... 5. Hành vi quá khích Nghiến răng, cắn móng tay, thở dốc, hồi hộp hay toát mồ hôi hoặc chống đối lại cha mẹ có thể là những hành vi khác lạ, quá khích của bé cho thấy đang bị ảnh hưởng bởi vấn đề tâm lý nghiêm trọng. Việc bé bị bạo hành dẫn đến lo sợ và không làm chủ được những hành động thân thể mình. |