Trưởng khoa BV Nhi Đồng: Con táo bón, mẹ "nhồi" ăn rau vì tưởng có nhiều chất xơ là nhầm

Ngày 25/11/2019 16:21 PM (GMT+7)

PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng khoa Nội tổng quát 2 Bệnh viện Nhi Đồng 1 chia sẻ cách xử lý đúng khi trẻ bị táo bón.

Đã có hàng chục năm công tác và tư vấn khám chữa bệnh cho rất nhiều trẻ nhỏ, PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng khoa Nội tổng quát 2 Bệnh viện Nhi Đồng 1 từng chứng kiến không ít trường hợp các bà mẹ đưa con đến khám vì lo lắng khi bé bị táo bón. Tuy nhiên, những lo lắng và các quan điểm của mẹ Việt về trẻ bị táo bón vẫn còn nhiều điểm chưa đúng.

“Hầu hết trẻ em Việt bị táo bón chức năng do thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý. Do đó muốn con hết táo bón, mẹ chỉ cần chú ý các điểm sau”, bác sĩ Tuấn chia sẻ tại Hội Thảo Khoa học do Hội Nhi Khoa Việt Nam tổ chức sáng 24/11 vừa qua.

Trưởng khoa BV Nhi Đồng: Con táo bón, mẹ amp;#34;nhồiamp;#34; ăn rau vì tưởng có nhiều chất xơ là nhầm - 1

PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng khoa Nội tổng quát 2 Bệnh viện Nhi Đồng 1

1. Bổ sung cho con các thực phẩm có chứa lợi khuẩn

Theo bác sĩ Tuấn, trong đường ruột con người nói chung và trẻ nhỏ nói riếng có một hệ khuẩn chí rất lớn. Trong hệ khuẩn này, đa số là các lợi khuẩn làm nhiệm vụ hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Những em bé bú mẹ thường sẽ có số lượng lợi khuẩn, đặc biệt là lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 chiếm đa số.

Ở những em bé không bú mẹ, các bà mẹ có thể lưu ý bổ sung thêm cho con các thực phẩm có chứa lợi khuẩn tốt cho trẻ như Probitic Bifidobacterium BB-12 và các loại chất xơ hòa tan GOS như sữa, sữa chua, phô mai... để giúp con tránh táo bón.

2. Chất xơ

Tất cả các bà mẹ đều biết chất xơ sẽ làm phân con mềm mại, dễ đi tiêu.

“Phần lớn chúng ta bị hiểu sai là chất xơ có nhiều trong rau. Thực ra, chất xơ có nhiều nhất trong các loại đậu và trái cây. Chúng ta bắt con ăn rau nhưng thực ra có một loại thực phẩm khác dễ ăn hơn và nhiều chất xơ hơn, đó chính là trái cây”.

Trưởng khoa BV Nhi Đồng: Con táo bón, mẹ amp;#34;nhồiamp;#34; ăn rau vì tưởng có nhiều chất xơ là nhầm - 2

Bác sĩ Tuấn cũng mách mẹ cách tính lượng chất xơ vừa đủ con cần một ngày, đó là khi lượng trái cây (thanh long, dưa hấu) con ăn bằng 5 cái nắm tay của bé.

3. Thói quen đi cầu

Trẻ nhỏ lứa tuổi 4-6 tuổi đã bắt đầu biết mắc cỡ, biết lựa chọn nên nhiều khi ở nơi lạ, sợ bẩn nên khi có cơn buồn đi cầu, bé hay nhịn không đi mà đợi về nhà mới đi.

Hành vi này lặp lại nhiều lần gọi là hành vi nín nhịn. Lâu ngày, nó cũng dần đến táo bón. Mẹ khi này cần quan sát, hỏi han xem con đi cầu có cảm thấy thoải mái không, có sợ cô la, sợ bạn bè chê cười, sợ nhà vệ sinh hôi không…

4. Đảm bảo đủ lượng chất lỏng đưa vào cơ thể một ngày

Trưởng khoa BV Nhi Đồng: Con táo bón, mẹ amp;#34;nhồiamp;#34; ăn rau vì tưởng có nhiều chất xơ là nhầm - 3

Lượng chất lỏng này bảo gồm đủ các loại nước: nước lọc, sữa, nước trái cây, cháo, nước canh…Một em bé 4 tuổi khoảng 16kg cần 1,3 lít nước một ngày. Một em bé 6 tuổi nặng trung bình 20kg thì cần 1,5 lít nước.

“Theo cảm nhận của tôi, hầu hết các bà mẹ đều không cho con uống đủ lượng nước mỗi ngày. Tuy nhiên, cũng đừng suy nghĩ cho con uống thật nhiều nước, ngày hơn 2 lít nước cũng là phản khoa học.”

Sai lầm của cha mẹ khiến trẻ táo bón nặng, biến chứng nhiều bệnh
Những sai lầm của cha mẹ thường khiến tình trạng táo bón của trẻ nặng hơn, dẫn đến nhiều biến chứng như rách hậu môn, trĩ.
Hạ Mây
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư vấn sức khỏe trẻ em