3 tháng đầu bà bầu ăn giá được không?

Linh San - Ngày 25/11/2020 09:37 AM (GMT+7)

Mang thai 3 tháng đầu bà bầu ăn giá được không? Giá đỗ vốn là loại thực phẩm được rất nhiều người yêu thích bởi những lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai, bà bầu cũng cần phải chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng cũng như các loại thực phẩm nạp vào hàng ngày. 

Mang thai 3 tháng đầu bà bầu ăn giá được không? Bà bầu ăn giá đỗ có lợi ích gì?

Giá đỗ nằm trong các loại thực phẩm có vị ngọt nhạt, tính mát giúp thanh nhiệt, tiêu thực, lợi tiểu, giải độc...có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bầu ăn giá đỗ hàng ngày sẽ giúp mẹ bầu giảm được nguy cơ sảy thai. Vì thế, nếu chị em vẫn băn khoăn việc bà bầu 3 tháng đầu có ăn được giá đỗ không thì câu trả lời là có. 

3 tháng đầu bà bầu ăn giá được không? - 1

Giá đỗ nằm trong các loại thực phẩm có vị ngọt nhạt, tính mát giúp thanh nhiệt, tiêu thực, lợi tiểu, giải độc. (Ảnh minh họa)

Một số lợi ích của việc bà bầu ăn giá như:

- Hỗ trợ tinh thần thoải mái, ngủ ngon và sâu giấc hơn: Lượng vitamin C có trong giá đỗ giúp bà bầu không gặp phải tình trạng bị nhiễm bệnh về hô hấp, cảm lạnh, tăng cường sức đề kháng Chất melatonin trong giá đỗ là thành phần tuyệt vời giúp giảm thiểu tình trạng mất ngủ cho bà bầu. Từ đó, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn. 

- Ngăn ngừa bệnh tim mạch: giá đỗ đóng vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa tích tụ canxi trong máu, động mạch, gây ra bệnh động mạch vành, tốt cho sức khỏe tim mạch. 

- Hỗ trợ giảm thiểu chứng loãng xương: Thời kỳ mang thai, chị em thường bị thiếu canxi do phải nuôi thai nhi. Trong đó, chất mangan trong giá đỗ kết hợp cùng một số chất khác giúp hệ xương khớp của bà bầu khỏe hơn. 

- Tăng cường nội tiết tố nữ: Giá đỗ còn giúp kích thích tuyến sữa rất mạnh mẽ, uống nước giá đỗ trong thời kỳ thai kỳ sẽ giúp nâng cao hàm lượng sữa cũng như chất lượng sữa của mẹ sau khi sinh. 

- Thanh nhiệt, giải độc: Với nhiều chị em mang thai, cơ thể thường bị sinh nhiệt nhiều hơn, khiến cho lượng năng lượng tiêu thụ cũng tăng lên. Do vậy, mẹ bầu luôn cảm thấy nóng bức, khó chịu, trong người. Ăn giá đỗ sẽ giúp cân bằng cơ thể, giải độc, thanh nhiệt hiệu quả. 

- Tăng cường thị lực cho mẹ và bé: Vitamin B6 và vitamin B12 trong giá đỗ sẽ giúp làm chậm lão hóa ở mắt của chị em, tăng cường thị lực cho cả mẹ bầu và thai nhi. 

3 tháng đầu bà bầu ăn giá được không? - 2

Ăn giá đỗ mang đến rất nhiều lợi ích cho bà bầu. (Ảnh minh họa)

Bà bầu ăn giá đỗ có sao không?

- Xào giá đỗ cùng gan lợn: giá đỗ và gan lợn vốn là 2 loại thực phẩm kiêng kị lẫn nhau nên khi xào cùng sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng vốn có. 

- Ăn giá đỗ khi đang đói bụng: Những người bị chân tay lạnh, đi ngoài phân lỏng thì không nên ăn giá đỗ. Bởi giá đỗ là thực phẩm có tính hàn, ăn vào sẽ khiến tình trạng bị nặng hơn. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C trong giá đỗ khá cao, mẹ không nên ăn khi đang đói. 

- Ăn giá đỗ chưa qua chế biến: Nếu ăn giá đỗ còn sống, chưa chín có thể gây nên nguy cơ bị ngộ độc, đặc biệt là những bà bầu bị bụng yếu. Do giá là thực phẩm được làm ở nhiệt độ 30-35 độ C, là môi trường vô cùng hoàn hảo cho các vi sinh vật phát triển, gây tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. 

- Đang uống thuốc ăn giá đỗ: Bản chất của giá đỗ là có tính giải độc nên khi đang uống thuốc mà ăn giá đỗ thì gần như không mang đến tác dụng. Do vậy, nếu đang uống thuốc điều trị bệnh thì mẹ bầu không nên ăn giá đỗ, tránh làm mất tác dụng của thuốc. 

- Chọn nhầm giá bẩn: Thường xảy ra với loại giá được chế biến không đảm bảo vệ sinh, sử dụng hóa chất, chất kích thích để rút ngắn thời gian nảy mầm, giá đỗ mọc nhanh. Khi ăn những loại giá này, bà bầu dễ bị ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và thai nhi. 

Tóm lại, để bà bầu ăn giá đỗ thì mẹ cần phải mua tại nơi uy tín, an toàn và đảm bảo vệ sinh, tránh mua phải loại kém chất lượng, dễ gây ngộ độc thực phẩm. 

Bà bầu ăn mướp được không và nên ăn bao nhiêu là tốt nhất?
Bà bầu ăn mướp được không là thắc mắc của rất nhiều mẹ khi mang thai. Mướp hương hay mướp ta đều là những loại mướp có thể sử dụng để nấu canh, luộc,...

Linh San (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dinh dưỡng thai kỳ