Cả 3 điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé mà còn tác động lên cả tính cách và việc học của con sau này.
Từ khi bắt đầu cấn bầu, các bà mẹ đều phải thay đổi thói quen trong sinh hoạt, ăn uống và kiêng cữ rất nhiều việc để đảm bảo sức khỏe của bản thân và thai nhi trong suốt 9 tháng 10 ngày. Bên cạnh việc đi khám thai thường xuyên, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục nhẹ nhàng, các mẹ bầu cũng nên biết thêm rằng dù ở trong bụng mẹ nhưng thai nhi rất "sợ" tác nhân có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí cả tính cách của bé sau khi chào đời.
1. Tiếng ồn
Theo các bác sĩ, vào khoảng tuần 25 – 26 của thai kỳ, em bé đã có thể nghe được âm thanh của thế giới bên ngoài. Đối với những âm thanh có mức âm lượng bình thường, bé sẽ cảm thấy không có vấn đề gì. Tuy nhiên, thai nhi lại rất nhạy cảm với các âm thanh to ầm ĩ hoặc đến bất ngờ. Những tiếng ồn này khiến thai nhi sợ hãi.
Theo một số nghiên cứu, những đứa trẻ sau khi chào đời đã nhạy cảm với âm thanh dù là nhỏ nhất phần lớn đều do ảnh hưởng của tiếng ồn khi ở trong bụng mẹ.
Chưa kể, việc ở môi trường ồn ào một thời gian dài không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thính giác của bé, mà còn có thể khiến bé cảm thấy khó chịu cáu kỉnh, từ đó mẹ bầu sẽ thấy con cứ đạp liên tục khi ở những nơi ồn ào.
Ngay cả khi cho con nghe nhạc, mẹ bầu nên chỉnh âm lượng nhỏ vừa phải. (Ảnh minh họa)
2. Tâm trạng của mẹ không tốt
9 tháng 10 ngày ở trong bụng mẹ là quãng thời gian thai nhi kết nối cảm xúc với mẹ. Nghĩa là nếu khi mang bầu mà mẹ vui vẻ, hạnh phúc, tâm trạng ổn định thoải mái thì em bé cũng sẽ có cảm xúc dễ chịu, vui vẻ, từ đó là phát triển khỏe mạnh. Ngược lại, mẹ bầu nào hay khóc, lo lắng, sợ hãi, có nhiều cảm xúc tiêu cực thì các bé cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
Đây chính là lý do mà mỗi lần khám thai, bác sĩ đều dặn dò thai phụ nên giữ tâm trạng thoải mái, nghỉ ngơi đúng giờ, không nên thức khuya và tuyệt đối không được nóng giận hay khóc lóc. Bởi vì những cảm xúc tiêu cực này hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến tích cách của bé khi chào đời, các bé sẽ hay quấy khóc, cáu gắt hoặc có tính khí không mấy dễ chịu.
3. Thuốc lá và rượu
Hút thuốc khi mang thai sẽ gây ra các nguy cơ như thai nhi chậm phát triển, sinh non, tổn thương não và phổi của bé, thậm chí khói thuốc lá còn có khả năng khiến thai chết lưu. (Ảnh minh họa)
Ngoài tiếng ồn, và tâm trạng của mẹ không tốt, thai nhi còn rất ghét thuốc lá và rượu bia. Dù mẹ bầu hút thuốc lá trực tiếp hay hít phải khói thuốc lá thì chất nicotine và các loại chất độc khác có trong khói thuốc cũng sẽ đi qua phổi vào máu của bạn và theo máu đi đến chỗ em bé. Điều này sẽ gây ra các nguy cơ như thai nhi chậm phát triển, sinh non, tổn thương não và phổi của bé, thậm chí khói thuốc lá còn có khả năng khiến thai chết lưu.
Mặc dù uống một ít rượu bia khi mang bầu cũng sẽ không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến em bé. Song, nếu mẹ bầu uống nhiều bia rượu khi mang thai sẽ khiến thai nhi dễ bị dị tật bẩm sinh và sinh non. Hơn thế nữa, những đứa trẻ được sinh ra bởi một bà mẹ nghiện rượu bia thường gặp một số vấn đề trong học tập như chứng khó đọc, khó diễn đạt, gặp khó khăn trong giao tiếp, kém tập trung, khả năng giải quyết vấn đề kém…
Nói tóm lại, “con vào dạ, mạ đi tu”, 9 tháng 10 ngày sẽ qua rất nhanh nên các mẹ bầu hãy chịu khó tu dưỡng bản thân, từ bỏ những thói quen không tốt để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của con.