Nhiều mẹ bầu có kinh nghiệm sản sinh cho rằng nếu em bé trong bụng phát triển tốt sẽ gửi đi qua cơ thể mẹ những thông điệp. Bốn đặc điểm này khi mang thai sẽ cho bạn thấy sức khỏe của thai nhi.
Video xem thêm: Những điều cần tránh khi mang thai.
Thai nhi cử động sớm và đều đặn
Trong trường hợp bình thường, mẹ bầu sẽ cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi từ tuần thứ 16 đến tuần thứ 20 của thai kỳ. Lúc đầu, tần suất cử động của thai nhi sẽ tương đối nhỏ, và cường độ sẽ tương đối nhẹ. Khi em bé trong bụng mẹ bầu từ từ phát triển và lớn lên, tần suất và cường độ cử động của thai nhi sẽ dần tăng lên, nếu mẹ bầu cẩn thận, tinh ý sẽ thấy rằng các cử động của thai nhi trở nên rất đều đặn.
Lúc này, mẹ bầu cần quan sát kỹ lưỡng cử động của thai nhi vào một giờ cố định hàng ngày. Nếu cử động của thai nhi đột ngột thay đổi lớn hoặc bé vốn hiếu động trở nên trầm lặng thì mẹ bầu cũng nên kịp thời đến bệnh viện khám để xem có bất thường gì ở thai nhi hay không.
Mẹ bầu thay đổi khẩu vị
Nhiều mẹ bầu sẽ có phản ứng thai nghén mạnh mẽ trong giai đoạn đầu của thai kỳ, thậm chí là sẽ bị sụt cân trong mấy tháng đầu, ăn gì cũng không thấy ngon, khó chịu… Tuy nhiên, cùng với sự phát triển và lớn lên của em bé trong bụng mẹ bầu, phản ứng khi mang thai của mẹ bầu sẽ dần yếu đi. Nhiều mẹ bầu sẽ thấy cảm giác thèm ăn đột ngột và mỗi ngày lại muốn ăn nhiều hơn, ăn cũng ngon miệng hơn. Sự thay đổi này cho thấy sự phát triển của bé rất tốt, mẹ bầu rất dễ đói vì bé trong bụng càng lớn càng cần nhiều dinh dưỡng hơn.
Trong trường hợp bình thường, mẹ bầu sẽ cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi từ tuần thứ 16 đến tuần thứ 20 của thai kỳ. (Ảnh minh họa)
Vì vậy, nếu mẹ bầu có những đặc điểm như vậy khi mang thai đồng nghĩa với việc sự phát triển của em bé trong bụng khá tốt. Trong giai đoạn này, mẹ bầu nên tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu protein hơn trong chế độ ăn uống. Mặc dù thèm ăn là điều bình thường nhưng mẹ bầu cũng nên chú ý không ăn quá nhiều khi mang thai và xây dựng chế độ ăn uống điều độ, nếu không sẽ khiến thai nhi phát triển rất lớn và tăng nguy cơ khó sinh.
Thường xuyên đi tiểu nhiều hơn
Nhiều mẹ bầu sẽ thấy mình bị đi tiểu nhiều lần khi mang thai. Rõ ràng là vừa rồi nhưng chỉ được một lát lại muốn đi tiếp. Đặc biệt là vào ban đêm, việc liên tục buồn tiểu sẽ còn ảnh hưởng tới cả giấc ngủ của mẹ bầu.
Khi mẹ bầu có những đặc điểm như vậy thì nên mừng mừng bởi vì đây là một tín hiệu… ngọt ngào. Điều này cho thấy em bé đang lớn lên khỏe mạnh và cơ thể cũng đang từ từ lớn lên. Mẹ bầu thường xuyên đi vệ sinh khi mang thai vì khi thai nhi trong bụng ngày càng lớn, tử cung của mẹ bầu cũng sẽ to lên. Khi tử cung ngày càng to sẽ chèn ép lên bàng quang khiến sức chứa của bàng quang bị giảm xuống, mẹ bầu sẽ đi tiểu thường xuyên.
Khi mẹ bầu bị đi tiểu nhiều lần, đừng “nhịn tiểu” và đừng quá khó chịu, hãy thoải mái, vui vẻ coi như “ném đi một cơn phiền muộn”.
Mặc dù thèm ăn là điều bình thường nhưng mẹ bầu cũng nên chú ý không ăn quá nhiều khi mang thai và xây dựng chế độ ăn uống điều độ, nếu không sẽ khiến thai nhi phát triển rất lớn và tăng nguy cơ khó sinh. (Ảnh minh họa)
Bụng bầu to ra và xuất hiện những vết rạn da
Một số mẹ bầu sẽ bị rạn da như vỏ cam ở bụng, đùi khi mang thai. Nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ phát triển của thai nhi trong bụng mẹ bầu tương đối nhanh. Đối mặt với tình trạng đó, mẹ bầu cũng nên kiểm soát cân nặng khi mang thai, đồng thời có thể thoa một số loại kem để chống rạn da và thực hiện các biện pháp bảo vệ.
Có thể thấy, ngoài việc kiểm tra sức khỏe thai nhi trong bụng, mẹ bầu còn có thể nắm được tình hình sức khỏe của bé thông qua những thay đổi về thể chất của bản thân. Nếu bạn muốn trải qua quá trình mang thai một cách suôn sẻ, hãy đặc biệt chú ý đến những khía cạnh sau
Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng
Việc bổ sung dinh dưỡng khi mang thai là rất quan trọng nhưng lại có một tình trạng tiêu cực với vấn đề này chính là việc mẹ bầu thèm ăn và văn vô tội vạ, kể cả những món có hàm lượng calo cao và không có kiểm soát với chế độ ăn của mình. Mẹ bầu ăn chỉ để thỏa mãn cảm giác, khẩu vị của mình chứ thực sự những món ăn đó không có lợi cho sức khỏe của bản thân và thai nhi trong bụng. Đặc biệt là ăn quá nhiều đường, nhiều muối đều không tốt.
Thêm vào đó, ngoài việc ăn nhiều, lại kết hợp với lười vận động sẽ khiến mẹ bầu dễ bị béo phì khi mang thai, trong trường hợp nặng dễ xảy ra các biến chứng như tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp. Khi mang thai dĩ nhiên phải đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé nhưng đó phải là một chế độ ăn uống khoa học, cân bằng, toàn diện.
Mẹ bầu còn có thể nắm được tình hình sức khỏe của bé thông qua những thay đổi về thể chất của bản thân. (Ảnh minh họa)
Tâm trạng hãy vui vẻ, hạnh phúc
Nhiều mẹ bầu dễ cáu gắt hơn khi mang thai, cộng với việc lo lắng cho con nên tâm trạng dễ cáu bẳn, khó tính. Người mẹ không hiểu rằng, chính tâm trạng vui vẻ của mẹ bầu mới là điều tốt cho thai nhi phát triển, đồng thời cũng tốt cho quá trình tự sản sinh và điều chỉnh sau sinh.
Đừng bỏ bê chuyện vận động
Việc khi mang thai cần nhẹ nhàng không có nghĩa là bạn… lười vận động. Trong tam cá nguyệt thứ 2, bạn có thể tập một số bài yoga khi mang thai đúng cách, sẽ có lợi cho quá trình sinh nở suôn sẻ của em bé.