Bà bầu ăn không tiêu gây khó thở tức bụng cần phải làm gì?

Ngày 02/06/2022 16:00 PM (GMT+7)

Bà bầu ăn không tiêu khó thở khiến nhiều mẹ cảm thấy vô cùng khó chịu, ăn uống không ngon miệng. Vậy tình trạng này xuất hiện là do đâu và cần phải giải quyết như thế nào?

Dấu hiệu của tình trạng bà bầu ăn không tiêu khó thở?

Hiện tượng ăn không tiêu khó thể còn được gọi là đầy bụng khi mang thai, thường xuất hiện kèm một số triệu chứng sau đây:

- Bụng bầu cảm thấy bị căng tức và khó chịu.

- Xuất hiện cảm giác bị đau bụng lâm râm hoặc ợ khan, ợ chua.

- Mẹ bầu cảm thấy bị chán ăn hoặc ăn nhanh no, ăn không ngon.

- Mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa.

Bà bầu ăn không tiêu khó thở có nhiều dấu hiệu khác nhau. (Ảnh minh họa)

Bà bầu ăn không tiêu khó thở có nhiều dấu hiệu khác nhau. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân khiến mẹ bầu ăn không tiêu, khó thở

Mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm, bà bầu thường dễ gặp phải những vấn đề về sức khỏe. Trong đó, tình trạng mẹ bầu ăn không tiêu, khó thở và đầy bụng là rất phổ biến. Sau đây là một số nguyên nhân khiến các vấn đề này xuất hiện ở mẹ bầu:

- Do chế độ ăn uống thiếu lành mạnh: Đây là yếu tố có liên quan mật thiết nhất đến các vấn đề xảy ra tại đường tiêu hóa, đặc biệt là với các mẹ bầu đang trong thời kỳ mang thai. Thời kỳ ăn không tiêu, đầy bụng thường dễ phát sinh nếu mẹ bầu ăn quá nhiều thực phẩm chất béo no, cay nóng.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất và thiếu cân bằng cũng là nguyên nhân gây nên. Đầy bụng, khó tiêu kèm theo triệu chứng khó thể thường diễn ra nếu bà bầu không đáp ứng đủ cá dưỡng chất, làm cho cơ thể bị thiếu máu.

- Do tâm lý căng thẳng: Trong suốt quá trình mang thai, hầu hết các mẹ bầu đề có vấn đề về cảm xúc do áp lực mà bụng bầu mang lại. Bên cạnh đó là những lo lắng về sự phát triển của thai nhi. Tâm lý căng thẳng, suy nghĩ nhiều cũng sẽ làm ảnh hưởng xấu đối với các hoạt động trong cơ thể. Điển hình nhất là quá trình lưu thông máu và cơ quan tiêu hóa.

- Do kích thước thai lớn: Trong quá trình mang thai, tử cung của các mẹ bầu cần phải nới rộng để tạo khoảng không gian giúp thai nhi phát triển. Khi tử cung ngày càng phát triển cũng sẽ gây nên áp lực chèn ép lên cơ quan tiêu hóa và dạ dày. Điều này khiến cho hoạt động của hệ tiêu hóa có xu hướng chậm lại làm cho bà bầu gặp phải tình trạng đầy bụng, ăn không tiêu.

Ngoài ra, khi kích thước của thai nhi càng lớn thì tử cung của mẹ càng bị đẩy lên cao, nằm ngay tại phía dưới lồng ngực khiến gây nên những áp lực nhất định lên phổi. Đây chính là nguyên nhân làm cho các bà bầu cảm thấy khó thở, đôi khi còn phải thở dốc.

Kích thước thai lớn cũng là nguyên nhân làm cho bà bầu thấy khó thở. (Ảnh minh họa)

Kích thước thai lớn cũng là nguyên nhân làm cho bà bầu thấy khó thở. (Ảnh minh họa)

- Do những yếu tố khác: Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến trên, còn có một số yếu tố khiến liên quan đến vấn đề bà bầu ăn không tiêu khó thở như:

+ Thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là sự tăng tiết hormone progesterone.

+ Dùng viên uống bổ sung canxi và sắt.

+ Không uống đủ nước, lười vận động.

+ Mắc các bệnh về đường tiêu hóa, tích trữ nhiều khí thừa trong dạ dày.

+ Không dung nạp lactose.

Bà bầu ăn không tiêu khó thở phải làm sao?

Thực hiện điều chỉnh chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống khoa học quyết định rất lớn đến sức khỏe của mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Vì thế, trong chế độ ăn uống, bà bầu nên thực hiện các nguyên tắc sau:

- Tăng cường những loại thực phẩm có chức năng hỗ trợ tiêu hóa như khoai lang, chuối, đu đủ chín, nho...

- Bổ sung thêm trái cây và rau xanh, đáp ứng các nhu cầu về vitamin, khoáng chất, chất xơ.

- Hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn cay nóng, đồ muối chua.

- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, mỗi ngày từ 5-6 bữa.

- Nhai thật kỹ để dạ dày không phải làm việc quá sức.

- Không nên ăn quá no và tránh tình trạng nằm ngay sau khi vừa ăn xong.

Bổ sung đầy đủ nước

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần phải bổ sung đủ lượng nước mà cơ thể cần. Điều này không những giúp ích cho hệ tiêu hóa mà còn rất tốt cho quá trình trao đổi chất. Với những mẹ bầu đang mắc phải chứng ăn không tiêu, việc bổ sung nước là rất quan trọng. Vì thế, mẹ bầu nên đáp ứng đủ từ 2-2,5 lít nước cho cơ thể mỗi ngày.

Bổ sung nước đầy đủ sẽ giúp bà bầu giảm tình trạng ăn không tiêu, khó thở. (Ảnh minh họa)

Bổ sung nước đầy đủ sẽ giúp bà bầu giảm tình trạng ăn không tiêu, khó thở. (Ảnh minh họa)

Thực hiện massage vùng bụng

Là một trong những liệu pháp đơn giản nhưng an toàn giúp mẹ bầu khắc phục được tình trạng bị căng cứng hoặc đầy bụng, khó chịu. Ngoài ra, massage còn có công dụng kích thích hoạt động tại hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng ăn không tiêu. Không những thế, việc massage cũng giúp mẹ bầu có được tinh thần thư giãn, thoải mái, giải tỏa căng thẳng, cáu gắt.

Thực hiện lối sống lành mạnh

Luôn chăm chỉ tập luyện thể dục, rèn luyện thân thể, không thức quá khuya, ngủ đủ giấc, giữ tinh thần lạc quan và vui vẻ, không nên làm việc quá sức, tránh xa khói thuốc lá, chất kích thích và rượu là một trong những vấn đề quan trọng để mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh. Việc duy trì những thói quen tốt và lối sống lành mạnh sẽ giúp cho hệ tiêu hóa cũng như những cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả, trơn tru hơn.

Bà bầu ăn không tiêu khó thở sẽ rất mệt mỏi, chán ăn, có thể sẽ là nguyên nhân khiến thai nhi bị thiếu chất, suy dinh dưỡng ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Vì thế, cần phải mẹ bầu nên khắc phục sớm để không có những tác động tiêu cực trong thời gian mang thai.

Bà bầu ăn cà chua được không? Lưu ý khi mẹ bầu ăn cà chua
Bà bầu ăn cà chua được không? Cà chua vốn là thực phẩm rất quen thuộc trong các bữa ăn của gia đình Việt nhờ biến tấu đa dạng, vừa đóng vai trò như một loại rau nhưng lại vừa được dùng như một loại quả. Vậy liệu bà bầu ăn cà chua được không? Và có lưu ý n

Dinh dưỡng thai kỳ

Theo Linh San (Tổng hợp)
Nguồn: thoidaiplus.suckhoedoisong.vn

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Món ngon cho bà bầu