Bà bầu ăn ổi được không và ăn bao nhiêu là tốt?

Thùy Dương. - Ngày 13/09/2021 13:44 PM (GMT+7)

Ổi giàu axit folic, hợp chất quan trọng đối với phụ nữ mang thai, có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng dị tật ống thần kinh. Do đó, bà bầu có thể ăn ổi với lượng phù hợp dưới đây.

Ổi là một loại trái cây giàu vitamin C, vị ngọt, thơm được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, có nhiều người cho rằng ăn ổi dễ bị táo bón. Vậy bà bầu ăn ổi được không, có ảnh hưởng gì không và nên ăn bao nhiêu là tốt?

Thành phần dinh dưỡng của quả ổi

Ổi là một loại trái cây nhiệt đới, rất giàu vitamin C và là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời. Trong 100g ổi có thể cung cấp:

- 36-50 calo năng lượng,

- 77-86 g nước

- 2,8-5,5 g chất xơ tiêu hóa

- 0,9-1,0 g protein

- 0,1-0,5 g chất béo

- 0,43-0,7 g tro

- 9,5-10 g carbohydrate

- 9,1-17 mg canxi

- 17, 8-30mg phốt pho

- 0,30-0,70 mg sắt

- 200-400 IU vitamin A

- 200-400 mg vitamin C

- 0,046 mg vitamin B1 (Thiamine)

- 0,03-0,04 mg vitamin B2

- 0,6 -1,068 mg vitamin b3 (Niacin)

Với những thành phần dinh dưỡng thiết yếu này thì bà bầu có nên ăn ổi không và ăn như thế nào tốt nhất?

Ổi thơm ngon và giàu dinh dưỡng (Ảnh minh họa)

Ổi thơm ngon và giàu dinh dưỡng (Ảnh minh họa)

Bà bầu ăn ổi được không?

Ổi là một loại quả rất giàu vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề khoáng, giàu chất xơ giúp giảm thiểu tình trạng táo bón, tăng cường hệ tiêu hóa. Nhưng nếu ăn quá nhiều thì sẽ có tác dụng ngược lại. Vậy bà bầu ăn ổi được không?

Bà bầu có thể ăn ổi nhưng chỉ nên ăn với một lượng vừa phải. Ổi thơm ngon, vị ngọt dịu và giòn ngon lại có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe của bà bầu nếu ăn lượng phù hợp.

Có bầu 3 tháng đầu ăn ổi được không? Mẹ bầu có thể ăn ổi trong cả thai kỳ. Nhưng hãy đặc biệt chú ý, chỉ ăn một lượng ổi vừa phải, không ăn quá nhiều tránh những tác động tiêu cực.

Bà bầu có thể ăn ổi trong cả thai kỳ (Ảnh minh họa)

Bà bầu có thể ăn ổi trong cả thai kỳ (Ảnh minh họa)

Bà bầu nên ăn bao nhiêu ổi?

Trong cả thai kỳ bà bầu có thể ăn ổi nhưng chỉ nên ăn 1 - 2 miếng ổi nhỏ trong 1 lần ăn và 1 tuần ăn 1 - 2 lần là đủ. Trong ổi có rất nhiều vitamin C và chất xơ. Dư thừa vitamin C có thể khiến rối loạn hệ tiêu hóa, suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc dị ứng… Dư thừa chất xơ dễ gây ảnh hưởng hệ tiêu hóa, táo bón…

Bà bầu có thể ăn ổi bằng cách ăn trực tiếp ổi chín hoặc ép thành nước ép. Nếu ép ổi thành nước ép thì chỉ nên uống khoảng 100 - 150ml/ lần uống, tuần uống 1 lần là đủ. Đa dạng các loại trái cây trong thai kỳ sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng tốt cho sức khỏe hơn.

Chỉ nên ăn ổi với lượng vừa phải (Ảnh minh họa)

Chỉ nên ăn ổi với lượng vừa phải (Ảnh minh họa)

Khi ăn ổi bà bầu cần lưu ý:

- Vỏ ổi có nhiều chất xơ, dễ bị ngấm thuốc dễ gây tiêu chảy nên mẹ hãy gọt vỏ trước khi ăn.

- Hạt ổi khó tiêu hóa, dễ gây khó tiêu ảnh hưởng đến dạ dày khi mang thai nên mẹ hãy bỏ hạt khi ăn.

- Không được ăn ổi xanh, ổi xanh rất cứng, chát, có nhựa dễ gây đau răng, viêm nướu, táo bón nếu ăn nhiều.

Bà bầu ăn ổi có tốt không, lợi ích gì?

Trong cả quá trình mang thai bà bầu có thể ăn ổi. Chỉ nên ăn những quả ổi chín, không ăn ổi xanh. Ăn ổi với lượng ăn vừa phải có thể mang đến những lợi ích tuyệt vời:

1. Hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngừa táo bón

Lượng vitamin dồi dào trong quả ổi có tác dụng giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Đặc biệt, bổ sung chất xơ giúp nhuận tràng, làm sạch hệ thống đường ruột, cải thiện hệ tiêu hóa và ngừa táo bón khi mang thai.

2. Ngừa dị tật thai nhi

Axit folic trong ổi có tác dụng ngăn ngừa dị tật ống thần kinh của thai nhi. Ổi cung cấp vitamin B9, một yếu tố quan trọng giúp phát triển hệ thần kinh của thai nhi, ngừa dị tật thần kinh.

Ăn ổi khi có thai bổ sung axit folic ngừa dị tật thai nhi (Ảnh minh họa)

Ăn ổi khi có thai bổ sung axit folic ngừa dị tật thai nhi (Ảnh minh họa)

3. Tăng cường hệ miễn dịch

Trong quả ổi có chứa nhiều polyphenols, carotenoids, isoflavonoids, vitamin E và vitamin C. Những chất này có tác dụng chống oxy hóa, giúp ngăn chặn những tình trạng tổn thương bởi các gốc tự do trong cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại tình trạng nhiễm trùng.

4. Ổn định huyết áp

Chất xơ có trong ổi có thể giúp kiểm soát nồng độ Cholesterol trong cơ thể, giúp ổn định huyết áp, ngăn chặn nguy cơ xuất hiện cục máu đông. Ổn định huyết áp và giúp lưu thông máu là quan trọng trong thai kỳ nhằm hạn chế tình trạng sảy thai, sinh non.

5. Thư giãn cơ và thần kinh

Ổi có nhiều magie - một khoáng chất có tác dụng giúp giãn cơ bắp, và hệ thần kinh, giúp bà bầu giảm thiểu tình trạng co rút cơ, chuột rút khi mang thai,

6. Bổ sung sắt, ngừa thiếu máu

Thiếu máu có khi mang thai có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ, gây thiếu oxy cho thai nhi. Bà bầu ăn ổi có thể bổ sung hàm lượng sắt, giúp ngừa thiếu máu do thiếu sắt.

7. Ngừa tiểu đường thai kỳ

Ổi có thể giúp mẹ bầu kiểm soát lượng đường trong máu, điều hòa lượng đường giúp ngăn ngừa chứng tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, các mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì cần cân nhắc khi ăn ổi.

8. Giảm căng thẳng, mệt mỏi

Chất magnesium trong ổi có thể giúp hệ thần kinh được thư giãn, giảm căng thẳng hiệu quả. Bà bầu có thể ăn ổi hoặc uống nước ép ổi có thể giúp cải thiện tâm trạng tốt hơn.

9. Bổ sung canxi

Ổi có chứa hàm lượng canxi tương đối cao. Bà bầu ăn ổi có thể giúp bổ sung canxi hiệu quả. Bổ sung canxi hiệu quả giúp xương chắc khỏe, giúp cho hệ xương, răng của thai nhi phát triển toàn diện hơn.

Ổi giàu dinh dưỡng tốt cho cả mẹ và bé (Ảnh minh họa)

Ổi giàu dinh dưỡng tốt cho cả mẹ và bé (Ảnh minh họa)

Bà bầu có thể ăn ổi trong cả thai kỳ, ổi rất giàu vitamin, khoáng chất và có lợi cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nhưng các chị em cần lưu ý, chỉ ăn ổi với 1 lượng vừa phải để tận dụng được hết những lợi ích, giá trị dinh dưỡng có trong loại quả này. Ngoài ra, hãy đa dạng các loại trái cây khi mang thai để có thêm nhiều dinh dưỡng giúp mẹ khỏe, con khỏe.

Bà bầu ăn sứa được không, có ảnh hưởng gì không?
Bà bầu ăn sứa được không, có ảnh hưởng gì không? Sứa giàu dinh dưỡng nhưng bà bầu chỉ nên ăn sữa đã làm chín, mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn.

Dinh dưỡng thai kỳ

Thùy Dương.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dinh dưỡng thai kỳ