Bà bầu ăn thịt chó được không, có hại không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Thịt chó rất giàu vitamin, khoáng chất nhưng bà bầu không nên ăn trong cả thai kỳ.
Thịt chó được biết đến là một loại thịt rất giàu Protein, Lipit, canxi, sắt, vitamin. Tuy nhiên, bà bầu ăn thịt chó được không, có nên ăn hay không và có hại không thì không phải mẹ bầu nào cũng biết.
Thành phần dinh dưỡng của thịt chó
Thịt chó là một loại thịt có giá trị dinh dưỡng khá cao. Trong 100g thịt chó có thể cung cấp:
- Năng lượng: 1.100 kJ (260 kcal)
- Cacbohidrat: 0.1 g
- Chất đạm: 19 g
- Vitamin A equiv: (0%)3.6 μg
- Thiamine (B1): (10%)0.12 mg
- Riboflavin (B2): (15%)0.18 mg
- Niacin (B3): (13%)1.9 mg
- Vitamin C: (4%)3 mg
- Canxi: (1%)8 mg
- Sắt: (22%)2.8 mg
- Phốt pho: (24%)168mg
- Kali: (6%)270mg
- Natri: (5%)72 mg
- Nước: 60.1 g
Với những thành phần dinh dưỡng này, có thể thấy đều là những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Vậy bà bầu ăn thịt chó được không?
Thịt chó rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm (Ảnh minh họa)
Bà bầu ăn thịt chó được không?
Theo Y học cổ truyền, thịt chó có tính ấm, vị mặn, không độc, có tác dụng ích khí trừ hàn, bồi bổ xương cốt và khí huyết, tốt cho sức khỏe. Do đó, đối với các bà bầu nếu thích vẫn có thể ăn 1 vài miếng thịt chó nhưng không nên ăn quá nhiều. Tuy nhiên, thịt chó là một loại thịt quá giàu dinh dưỡng, gây nóng trong nên bà bầu nên hạn chế tối đa ăn và nếu có thể thì không ăn.
Khi mang thai 3 tháng đầu, nếu không gặp phải các vấn đề nóng trong, xuất huyết, sức khỏe bình thường thì mẹ bầu cũng có thể ăn 1 vài miếng thịt chó. Không ăn quá nhiều trong 1 lần ăn và không ăn liên tục.
Để đảm bảo an toàn, tốt nhất bà bầu không nên ăn thịt chó (Ảnh minh họa)
Bà bầu ăn thịt chó có tốt không?
Thịt chó cung cấp vitamin (A, B, C), protein, chất béo, canxi và sắt... và đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu. Về lý thuyết bà bầu vẫn có thể ăn vài miếng thịt chó trong 1 lần ăn và ăn vài lần trong cả thai kỳ sẽ không có hại, có thể hấp thụ được các nguồn dinh dưỡng từ loại thịt này.
Tuy nhiên, bà bầu vẫn nên hạn chế tối đa ăn thịt chó và nếu có thể thì không nên ăn. Có thể bổ sung các loại thịt khác giàu dinh dưỡng thay thế như thịt lợn, thịt bò, thịt gà, các, trứng, sữa... để bổ sung các dưỡng chất thiết yếu.
Thay thế thịt chó bằng các loại thịt lợn, bò, gà (Ảnh minh họa)
Bà bầu ăn thịt chó có ảnh hưởng gì?
Thịt chó tuy giàu dinh dưỡng nhưng đối với phụ nữ mang thai có thể gây nên một số ảnh hưởng không tốt, cụ thể:
- Đầy bụng, khó tiêu
Bà bầu ăn thịt chó dù chỉ là một lượng không quá nhiều cũng có thể gây đầy bụng, khó tiêu do thịt chó quá nhiều chất đạm. Lượng đạm quá lớn khiến cơ thể không hấp thụ hết, dẫn đến dư thừa trong dạ dày gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
- Nguy cơ tiền sản giật
Thịt chó quá giàu đạm, ít chất béo, dễ gây dư thừa đạm khiến phát sinh gout. Lượng đạm dư thừa còn là nguyên nhân gây phát sinh axit uric - một thành phần xúc tác tạo nên ion muối. Bà bầu ăn thịt chó có thể gây nên tiền sản giật đặc biệt nguy hiểm cho cả bà bầu và thai nhi.
- Dễ nhiễm khuẩn
Thịt chó thường kèm với mắm tôm, khi bà bầu ăn thịt chó với mắm tôm làm tăng khả năng nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu và cả thai nhi.
Ngoài ra, thịt chó cũng chứa nhiều những mầm bệnh như xoắn khuẩn Leptospira, vi khuẩn Salmonella, E.coli, giun xoắn, giun đũa, Rickettsia gây sốt phát ban, virus gây viêm gan… Ăn phải những con chó có chứa những khuẩn này có thể gây ngộ độc, nhiễm liên cầu lợn, dịch tả, viêm màng não hoặc sốc nhiễm trùng cực kỳ nguy hiểm cho cả bà bầu và thai nhi.
Có bầu ăn thịt chó dễ nhiễm khuẩn (Ảnh minh họa)
- Nhiễm độc xyanua
Những con chó bị đánh bả có chứa chất độc xyanua. Chất độc này vẫn còn ngấm trong thịt chó sau khi được giết thịt. Đây là một loại chất cực độc có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Nếu không may ăn phải những con chó bị đánh bả bởi chất độc này, người ăn rất có khả năng nhiễm độc.
Để trả lời câu hỏi bà bầu ăn thịt chó được không thì về cơ bản bà bầu vẫn có thể ăn 1 vài miếng thịt chó. Tuy nhiên, tốt nhất bà bầu vẫn không nên ăn để đảm bảo tránh những tác hại không mong muốn của loại thịt này đối với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.