Bà bầu ăn trứng vịt lộn có được không và nên ăn bao nhiêu là tốt?

Thùy Dương. - Ngày 17/08/2020 15:12 PM (GMT+7)

Trong trứng vịt lộn có nhiều dưỡng chất như protein, canxi, các vitamin A, B1, B2, C… rất tốt cho sức khỏe. Bà bầu ăn trứng vịt lộn rất bổ dưỡng lại ngon miệng nhưng không nên ăn quá nhiều.

Bà bầu ăn trứng vịt lộn được không là thắc mắc của rất nhiều mẹ. Theo quan niệm dân gian thì bà bầu ăn trứng vịt lộn sẽ sinh con chân dài, da trắng và khỏe mạnh… cũng có thông tin khi mang thai ăn trứng vịt lộn thì con sẽ bị hen… Vậy điều đó có đúng hay không và bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn hay không?

Bà bầu ăn trứng vịt lộn được không?

Cho đến nay chưa có thông tin khoa học nào chứng minh bà bầu ăn trứng vịt lộn sinh con da trắng, chân dài, mọc nhiều tóc hay bị hen suyễn. Các đồn đoán dân gian đều không có cơ sở.

Theo các chuyên gia, trứng vịt lộn có rất nhiều thành phần dinh dưỡng trứng vịt lộn có giá trị dinh dưỡng rất cao, rất giàu năng lượng, protein, canxi, phốt pho, sắt, lipid và các vitamin như A, B1, B2, C… rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Chính vì vậy, bà bầu có thể ăn trứng vịt lộn. Trứng vịt lộn mang lại nhiều năng lượng lại rất ngon miệng. Bà bầu có thể bổ sung món ăn hấp dẫn này vào thực đơn hàng ngày của mình để có đủ năng lượng, thêm dưỡng chất tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của em bé.

Bà bầu ăn trứng vịt lộn có được không và nên ăn bao nhiêu là tốt? - 1

Trứng vịt lộn cung cấp nhiều dinh dưỡng cho bà bầu (Ảnh minh họa)

Bà bầu ăn trứng vịt lộn có tốt không?

Trứng vịt lộn rất tốt cho bà bầu, bổ sung nhiều dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt là năng lượng cần thiết. Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không? Câu trả lời là có. Ăn trứng vịt lộn có tốt không? Trứng vịt lộn có rất nhiều lợi ích, cụ thể là:

- Bổ sung sắt khi mang thai

Hàm lượng sắt trong trứng vịt lộn còn nhiều hơn trứng gà, vì vậy mẹ bầu có thể ăn trứng vịt lộn giúp phòng ngừa thiếu sắt, thiếu máu trong thai kỳ. Ăn trứng vịt lộn cũng giúp mẹ giảm được tình trạng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi do thiếu máu gây nên.

- Bổ sung vitamin A

Vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là phát triển các cơ quan như tim, phổi, gan, thận, mắt và hệ thần kinh trung ương. Trong trứng vịt lộn có nhiều vitamin A tự nhiên, mẹ bầu ăn tốt cho thai nhi.

Bà bầu ăn trứng vịt lộn có được không và nên ăn bao nhiêu là tốt? - 2

Ăn trứng vịt lộn khi mang thai tốt cho sức khỏe mẹ, sự phát triển của em bé (Ảnh minh họa)

- Bổ sung canxi

Trong 1 quả trứng vịt lộn có chứa khoảng 82mg canxi. Canxi cần thiết cho sự phát triển xương khớp của thai nhi cũng như giúp mẹ phòng tránh được các chứng bệnh xương khớp do thiếu canxi gây nên.

- Bổ sung năng lượng và khoáng chất thiết yếu

Trong 1 quả trứng vịt lộn có chứa khoảng 182 kcal năng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipid, 82 mg canxi và các vitamin A, B, C… rất cần thiết cho mẹ bầu, giúp duy trì dinh dưỡng, năng lượng, tăng sức đề kháng.

Bà bầu nên ăn bao nhiêu trứng vịt lộn thì tốt?

Tuy trứng vịt lộn rất tốt cho sức khỏe, cung cấp nhiều dinh dưỡng thiết yếu nhưng mẹ bầu cũng cần chú ý khi ăn.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trứng vịt lộn có quá nhiều chất nên không nên ăn hàng ngày. Phụ nữ có thai chỉ nên ăn 2 quả 1 tuần và không ăn liền lúc 2 quả, nên chia thành 2 bữa. Không nên ăn vào buổi tối và đặc biệt không nên ăn cùng rau răm, nếu muốn ăn rau răm thì ăn thật ít.

Bà bầu ăn trứng vịt lộn có được không và nên ăn bao nhiêu là tốt? - 3

Bà bầu nên ăn 2 quả trứng vịt lộn 1 tuần và chia làm 2 lần ăn (Ảnh minh họa)

Những lưu ý khi bà bầu ăn trứng vịt lộn

- Bà bầu đang bị tiểu đường, bị bệnh huyết áp, tim mạch thì không nên ăn trứng vịt lộn bởi hàm lượng cholesterol quá cao dễ gây tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

- Bà bầu không nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối, dễ gây khó tiêu, ợ hơi, khó ngủ.

- Khi ăn trứng vịt lộn không nên ăn kèm rau răm, bà bầu 3 tháng đầu không ăn rau răm, những tháng sau đó thì nếu muốn ăn chỉ ăn hàm lượng thật ít.

- Khi ăn trứng vịt lộn thì không cần bổ sung thêm vitamin A dễ gây dư thừa không tốt.

Trứng vịt lộn tốt cho mẹ và sự phát triển của thai nhi. Nhưng không nên ăn nhiều quá không thật sự tốt.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu, giữa, cuối nên ăn gì và ăn bao nhiêu?
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng cuối, 3 tháng giữa có sự khác nhau bởi sự phát triển của thai nhi nhanh theo từng tháng. Vậy, bà bầu...

Thùy Dương. (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dinh dưỡng thai kỳ