Bà bầu ăn xôi được không, có tốt không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Xôi là một món ăn sáng nhiều năng lượng và cung cấp các dưỡng chất như canxi, glucid, protid, sắt, phốt pho... tốt cho bà bầu tuy nhiên bà bầu không nên ăn quá nhiều.
Xôi là một món ăn sáng quen thuộc của rất nhiều người. Đây là một món ăn thơm ngon, hấp dẫn và rất nhiều năng lượng. Vậy, bà bầu ăn xôi được không, bà bầu ăn xôi có tốt không?
Bà bầu ăn xôi được không?
Trong 100g gạo nếp có chứa nhiều những dưỡng chất quan trọng như: Glucid: 75g; Protid: 9g; Lipid: 1,5g; Canxi: 35mg; Photpho: 100mg; Sắt: 1,5mg; Các vitamin nhóm B... những dưỡng chất này đều cần thiết bà bầu và sự phát triển của thai nhi.
Bà bầu ăn xôi được không và câu trả lời là bà bầu có thể ăn xôi. Xôi bổ sung năng lượng cho mẹ bầu, ăn xôi vào bữa sáng cung cấp cho mẹ bầu năng lượng dồi dào cho hoạt động cả ngày.
Bà bầu có thể ăn xôi (Ảnh minh họa)
Bà bầu ăn xôi có tốt không?
Xôi được nấu từ gạo nếp và lành tính, ăn no và khá "chắc bụng" nên mẹ bầu có thể ăn.
Gạo nếp là nhóm thực phẩm thô, tính ấm, giàu dinh dưỡng và có nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe như làm ấm dạ dày, tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, bổ ích khí... Vậy thì bà bầu ăn xôi có tốt không?
Theo y học truyền thống, gạo nếp khi được nấu chín thành xôi có tác dụng giảm bớt các triệu chứng khó chịu như trào ngược dạ dày, biếng ăn, tiêu chảy, khí hư, đau chướng bụng khi bị hành kinh. Và xôi cũng rất giàu các dưỡng chất canxi, magie, phốt pho... đều cần thiết và tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Bà bầu có thể ăn xôi bởi thực phẩm này có tính ấm, là món ăn lý tưởng cho phụ nữ bị tỳ khí hư nhược, cơ thể mệt mỏi, khó ngủ khi mang thai.
Xôi bổ sung các dưỡng chất cho mẹ bầu (Ảnh minh họa)
Lợi ích khi bà bầu ăn xôi
Bà bầu ăn xôi được không và có tốt không? Có bầu có thể ăn xôi và những lợi ích của món ăn này mang lại cho mẹ bầu đó là:
- Có bầu ăn xôi bổ sung canxi
Cứ trong 100g gạo nếp thì cung cấp 26mg canxi. Hàm lượng canxi này tương đối phù hợp cho mẹ bầu. Bà bầu ăn xôi có thể cung cấp canxi cần thiết giúp bảo vệ xương khớp, giúp thai nhi phát triển xương, răng tốt hơn.
- Bà bầu ăn xôi giúp giảm bớt bệnh dạ dày và đường ruột hư hàn
Bà bầu ăn xôi tốt cho dạ dày và đường ruột bởi gạo nếp có tính ấm có thể xoa dịu chứng hư hàn dạ dày, đường ruột và cũng có tác dụng chống lại chứng mệt mỏi trong thai kỳ.
- Phụ nữ mang thai ăn xôi bổ sung chất sắt
Ăn xôi khi có thai bổ sung chất sắt, phòng tránh được các chứng thiếu máu do thiếu sắt, nhất là những bà bầu bị chứng thiếu máu, da xanh, người mệt mỏi...
- Mang thai ăn xôi hỗ trợ điều trị tiêu chảy
Một trong những chức năng của gạo nếp là bồi bổ và làm ấm tỳ vị. Những bà bầu thường xuyên bị tiêu chảy hoặc tỳ vị hư có thể ăn xôi để hạn chế được chứng bệnh này.
Những bà bầu không nên ăn xôi
Tuy xôi có tác dụng tốt cho bà bầu, tuy nhiên không phải bà bầu nào cũng nên ăn. Những người nên tránh ăn xôi đó là:
- Bà bầu vừa sinh mổ thì không nên ăn xôi. Xôi có tính nóng, bà bầu sinh mổ xong nên tránh ăn xôi để hạn chế ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và vết mổ.
- Bà bầu béo phì, bị nóng trong thì cũng không nên ăn xôi. Xôi có chứa nhiều tinh bột, khi ăn kèm theo thịt, giò, chả, ruốc... khiến bà bầu dễ tăng cân hơn, vì vậy nhưng bà bầu béo phì thì nên hạn chế.
- Bà bầu bị đau dạ dày cũng không nên ăn xôi. Chất amylopectin có trong gạo nếp, chất này là một thành phần của tinh bột, không hòa tan trong nước nên bà bầu ăn nhiều sẽ khiến quá trình tiêu hóa quá tải, dạ dày làm việc nhiều hơn. Vì vậy, những bà bầu có bệnh dạ dày nên hạn chế ăn.
- Những bà bầu bị tiểu đường hạn chế ăn xôi.
Bà bầu có thể ăn được xôi nhưng không nên ăn nhiều (Ảnh minh họa)
Bà bầu nên ăn bao nhiêu xôi thì tốt?
Bà bầu ăn xôi nhiều có tốt không? Câu trả lời là không. Xôi có tính nóng, lại no lâu nên mẹ nên ăn vừa phải và không thường xuyên. Nên ăn đa dạng thực phẩm để có đủ dưỡng chất cho cơ thể và thai nhi.
Bà bầu ăn xôi 1 - 2 bữa 1 tuần là đủ. Không nên ăn quá nhiều. Khi ăn xôi thì bà bầu cũng nên chú ý nên ăn lúc nóng, hạn chế cho thêm dầu ăn...
Bà bầu ăn xôi được không thì câu trả lời là được nhưng chỉ nên ăn ít và đa dạng thực phẩm để có đủ dưỡng chất.