Chóng mặt khi mang thai là dấu hiệu bệnh gì, khắc phục thế nào?

Ngày 20/03/2020 14:38 PM (GMT+7)

Bà bầu bị chóng mặt khi mang thai thì có bị làm sao không? Chóng mặt thai kỳ là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì, mẹ nên làm gì và khắc phục thế nào để hết bệnh, mẹ khỏe con phát triển ổn định, tốt nhất?

Chóng mặt là dấu hiệu có thai bình thường, có ở hầu hết các mẹ bầu. Chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu hay các tháng tiếp theo sẽ khiến bà bầu cảm thấy mệt mỏi, choáng váng, mất sức, mệt trong người. 

Mẹ bị chóng mắt, hoa mắt nhiều, liên tục cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Do đó bà bầu nên cẩn trọng với dấu hiệu chóng mặt khi có thai này.

1. Chóng mặt khi mang thai là dấu hiệu của bệnh gì?

Nếu bà bầu thi thoảng mới bị chóng mặt, cơn chóng mặt kết thúc nhanh, không kèm theo các triệu chứng bất thường nào khác thì mẹ không nên lo lắng. Đây chỉ là dấu hiệu thai nghén bình thường.

Trường hợp chóng mặt kéo dài, liên tục, kèm theo các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, ngất, mệt mỏi, đau bụng thì mẹ coi chừng chóng mặt khi mang thai là dấu hiệu của các bệnh lý sau: 

Hạ đường huyết

Khi có thai, lượng đường huyết trong máu của mẹ tụt ở mức thấp, sẽ gây ra hiện tượng chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa và đi kèm các triệu chứng như đau đầu, đổ mồ hôi, chân tay run rẩy không do nguyên nhân.

Nguyên nhân có các triệu chứng hạ đường huyết này do thai nhi đang phát triển nhanh, nhu cầu năng lượng tăng lên sẽ khiến mẹ bị chóng mắt, choáng, đau đầu.

Chóng mặt khi mang thai là dấu hiệu bệnh gì, khắc phục thế nào? - 1

Hạ đường huyết là một trong những nguyên nhân gây chóng mặt khi mang thai ở bà bầu (ảnh minh họa)

Thiếu máu

Ở tháng thứ 4 trở đi, nhu cầu về chất sắt ngày càng tăng cao để nuôi dưỡng thai nhi. Chất sắt không đủ sẽ gây ra tình trạng cơ thể không sản sinh đủ máu, máu không lên tới não khiến mẹ thường xuyên có hiện tượng chóng mặt khi mang thai. 

Tình trạng thiếu máu kéo dài sẽ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, khó thở, xanh xao, tim đập nhanh, thai chậm phát triển, nhẹ cân. Do đó, ngay từ tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ nên bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu sắt, vitamin B9, B12.

Tiểu đường thai kỳ

Ở tuần thai 24 - 28 khi xét nghiệm máu, bác sĩ có thể phát hiện ra được bà bầu có bị tiểu đường thai khi hay không dựa trên dấu hiệu chóng mặt khi mang thai. Nếu lượng đường trong máu quá cao, ở mức báo động sẽ gây ra tình trạng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi nhiều, thường xuyên với bà bầu.

Khi chẩn đoán ra bệnh tiểu đường, mẹ nên hạn chế ăn đồ nhiều đường, có chỉ số đường huyết cao để ổn định đường huyết tránh có triệu chứng chóng mặt, đau đầu, ngất…

Tăng huyết áp

Nếu từ tháng thứ 4 của thai kỳ mẹ bầu liên tục bị chóng mặt khi mang thai thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh tăng huyết áp. Nguyên nhân do lượng máu trong cơ thể tăng lên cao, do thai nhi ngày càng phát triển khiến huyết áp tăng lên, mẹ bị chóng mặt, tim đập nhanh, choáng, ngất xỉu.

Tăng huyết áp là bệnh lý khá nguy hiểm với bà bầu, mẹ nên ăn uống, sinh hoạt hợp lý để ổn định huyết áp, an toàn cho mẹ và bé.

Chóng mặt khi mang thai là dấu hiệu bệnh gì, khắc phục thế nào? - 2

Mẹ bầu liên tục bị chóng mặt khi mang thai thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh tăng huyết áp (ảnh minh họa)

Tiền sản giật

Bà bầu bị chóng mặt khi mang thai 3 tháng cuối thì cẩn trọng với dấu hiệu của bệnh tiền sản giật. Đây là bệnh lý nguy hiểm của thai kỳ mẹ không nên chủ quan. Chóng mặt là trong một số dấu hiệu của bệnh, tuy nhiên để biết chính xác hơn mẹ cần căn cứ xem có thấy chân tay bị phù, tăng huyết áp, lượng đạm trong máu cao hay không?

Để biết chính xác tình trạng bệnh, mẹ nên đến viện kiểm tra, xét nghiệm để có phương pháp điều trị hợp lý, tránh nguy hiểm đến tính mạng của bà bầu và thai nhi.

2. Cách khắc phục chóng mặt khi mang thai

Bà bầu có triệu chứng chóng mặt khi mang thai với tần suất liên tục, kết hợp cùng các triệu chứng bất thường khác thì mẹ nên thực hiện một số cách giảm, hết chóng mặt sau.

- Bà bầu bị chóng mặt nên ăn gì? 

Mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt, axit folic, vitamin B12, chất đạm, canxi, kẽm, vitamin C, uống đủ nước… Ăn uống đủ chất sẽ giúp cơ thể mẹ nhận đủ chất đi nuôi dưỡng bào thai, hết chóng mặt.

Chóng mặt khi mang thai là dấu hiệu bệnh gì, khắc phục thế nào? - 3

Bà bầu chóng mặt nên ăn gì thì mẹ nên ăn các thực phẩm giàu dưỡng chất đặc biệt là thực phẩm giàu chất sắt, vitamin B9, B12 (ảnh minh họa)

- Nằm nghiêng về bên trái

Mẹ nên nằm nghiêng về bên trái để tránh gây áp lực lên các mạch máu có nhiệm vụ vận chuyển máu về tim, ngăn ngừa tình trạng nhịp tim tăng, tụt huyết áp, chóng mặt và tức bụng khi ngủ.

- Mặc đồ rộng, thoáng mát

Quần áo thoải mái, thoáng mát sẽ giúp mẹ giảm chóng mặt, đau đầu một cách đáng kể. Mẹ đừng mặc những bộ đồ bó sát, quá dày, không thấm hút mồ hôi gây bí bạch, chóng mặt nhiều hơn.

- Nghỉ ngơi và thư giãn

Nếu có dấu hiệu chóng mặt khi mang thai, mẹ nên nghỉ ngơi và thư giãn. Không nên cố gắng làm việc, suy nghĩ nhiều, căng thẳng, lo lắng chỉ khiến tình trạng bệnh nặng hơn. 

Chóng mặt khi mang thai là dấu hiệu bệnh gì, khắc phục thế nào? - 4

Nếu có dấu hiệu chóng mặt khi mang thai, mẹ nên nghỉ ngơi và thư giãn (ảnh minh họa)

- Mở cửa và tránh nơi ồn ào, khói bụi

Không gian thoáng đãng, yên tĩnh, trong lành là cách cải thiện, giúp bà bầu giảm, hết đau đầu hiệu quả.

- Không sử dụng các chất kích thích, thuốc

Chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, nước ngọt có ga vô cùng có hại tới bà bầu, đặc biệt làm tình trạng chóng mặt khi mang thai ở mẹ càng trở lên nghiêm trọng hơn. 

Bà bầu bị chóng mặt nhiều, liên tục không nên sử dụng bất cứ loại thuốc nào vì sẽ gây phản ứng phụ, hại tới thai nhi. Mẹ chỉ được sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn.

Chóng mặt khi mang thai là dấu hiệu bệnh gì, khắc phục thế nào? - 5

Chất kích thích làm tình trạng chóng mặt khi mang thai ở mẹ càng trở lên nghiêm trọng hơn (ảnh minh họa)

- Không thay đổi tư thế ngồi, nằm đột ngột

Điều này sẽ vô tình gây ra cảm giác choáng, chóng mặt cho bà bầu khi máu chưa kịp lưu thông lên não. Mẹ nên từ từ thay đổi tư thế đứng, ngồi nằm, tránh bật dậy ngay.

- Tới bệnh viện

Chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu hay ở bất cứ tháng nào, với dấu hiệu chóng mặt kèm hoa mắt, đau đầu, ngất… mẹ nên tới bệnh viện khám và được chẩn đoán sớm nhất. Tránh để lâu bệnh sẽ tiến triển nhanh khó điều trị.

Chóng mặt khi mang thai chỉ xuất hiện 1, 2 ngày, không kèm theo các triệu chứng khác thì chỉ là dấu hiệu có thai bình thường. Tuy nhiên chóng mặt kèm các hội chứng đau bụng, đau đầu, choáng, ngất xỉu, tim đập nhanh, phù… mẹ coi chừng đây là dấu hiệu của các bệnh lý thai kỳ nguy hiểm. 

Khi phát hiện các dấu hiệu này mẹ nên đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị sớm, tốt nhất đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Chóng mặt khi mang thai, khi nào bà bầu cần đi gặp bác sĩ?
TS. BS Bùi Chí Thương cho biết, chóng mặt khi mang thai là một trong những tình trạng phổ biến mà mẹ bầu sẽ gặp phải.

Bài chuyên gia

Hường Cao (T/h)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Hoa mắt, chóng mặt khi mang bầu