Để được làm cha mẹ, nhiều vợ chồng hiếm muộn đã phải trải qua bao lần thất vọng vì nhiều lần chuyển phôi thất bại.
Vợ chồng chị Võ Thị Thúy Hà (tên nhân vật trong bài đã được thay đổi), 30 tuổi ở Quy Nhơn chỉ là nhân viên công sở bình thường. Sau ngày cưới, vì mong có em bé nên vợ chồng chị không thực hiện kế hoạch. Thế nhưng tin vui với họ là điều quá xa xỉ bởi anh xã chị bị tinh trùng yếu.
Suốt từ đó đến nay, cứ dành dụm được bao tiền, vợ chồng chị lại đi khám hiếm muộn tại các bệnh viện chuyên khoa và được chỉ định làm thụ tinh ống nghiệm (IVF). Song 3 năm qua với 3 lần thực hiện chuyển phôi, vợ chồng chị đều liên tiếp gặp thất bại do cửa sổ làm tổ của phôi không phù hợp.
Và sau mỗi lần chuyển phôi thất bại như thế, mỗi lần xét nghiệm beta-hCG (xét nghiệm kiểm tra nồng độ beta HCG trong máu hoặc nước tiểu để chẩn đoán có thai sớm) âm tính khiến người vợ 30 tuổi không khỏi hụt hẫng, thất vọng và mất niềm tin vào bản thân khi không thể có 1 đứa con của chính mình như bao phụ nữ bình thường khác.
Những giọt nước mắt đã rơi trong lặng lẽ của người mẹ vừa trải qua 1 hành trình dài vất vả nhưng không bao giờ bỏ cuộc. (Ảnh: BSCC)
Lần cuối cùng, sau nhiều lần thực hiện chuyển phôi thất bại, vợ chồng hiếm muộn Quy Nhơn quyết định tìm đến nam bác sĩ hiếm muộn Thân Trọng Thạch, Giảng viên bộ môn Sản, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh để mong muốn tìm ra nguyên nhân trước khi thực hiện lần chuyển phôi lần cuối cùng.
“Chị Hà bảo, chị chỉ còn 1 cơ hội cuối cùng vì không muốn làm thêm 1 lần thụ tinh ống nghiệm nữa do nhiều lí do, trong đó kinh tế là quan trọng nhất. Vợ chồng chị sinh ra và lớn lên ở miền quê Quy Nhơn, do đó chi phí cho thụ tinh ống nghiệm là cả một gia tài đối với anh chị khi mà thu nhập của nhân viên công sở chỉ bình thường. Để làm được một chu kỳ IVF tốn cả trăm triệu họ phải tiết kiệm tối đa, dành dụm thời gian dài mới có được”, bác sĩ Thạch kể.
Sau khi thực hiện thăm khám và thực hiện xét nghiệm cho vợ chồng chị Hà đã tìm ra nguyên nhân của việc chuyển phôi nhiều lần thất bại liên tiếp. Đó chính là do cửa sổ làm tổ của phôi không phù hợp dẫn đến thất bại làm tổ nhiều lần.
“Bên cạnh đó, chị Hà cũng được xét nghiệm và phẫu thuật soi buồng tử cung để khảo sát nguyên nhân thất bại chuyển phôi nhiều lần. Từ đó, bác sĩ có giải pháp điều trị và lựa chọn phác đồ để chuyển phôi những lần tiếp theo đạt kết quả tốt nhất nhưng vẫn không dám khẳng định chắc 100% chị Hà sẽ có thai”, bác sĩ Thạch nhớ lại quãng thời gian thăm khám cho bệnh nhân.
Sau đó, chị Hà đã được chuyển phôi và phôi được chuyển khá ổn. Đến ngày xét nghiệm beta-hCG, người vợ 30 tuổi cầm kết quả có thai trong tay thì đã gọi ngay cho bác sĩ với niềm vui sướng và những giọt nước mắt hạnh phúc, giọt nước mắt của sự mong mỏi, khát khao.
Suốt những ngày tháng mang thai, mỗi khi đi khám định kỳ, lần nào mẹ bầu cũng khóc và luôn miệng 2 chữ “cảm ơn” bác sĩ. May mắn là thai kỳ của chị Hà diễn ra hoàn toàn bình thường, thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Khi mang thai ở tuần thứ 39, chị Hà quyết định mổ lấy thai. Thiên thần nhỏ chào đời đã mang đến cho vợ chồng họ giây phút hạnh phúc mà bao năm mong mỏi. Những giọt nước mắt đã rơi trong lặng lẽ của người mẹ vừa trải qua 1 hành trình dài vất vả nhưng không bao giờ bỏ cuộc.
"Nhìn vợ chồng chị Hà bên đứa con mới sinh, bác sĩ hiếm muộn như tôi càng hiểu được ý nghĩa của công việc thầm lặng đang làm gieo mầm hạnh phúc cho những cặp hiếm muộn như chị Hà. Mừng cho vợ chồng chị và cho bản thân tôi đã vượt qua được những giây phút khó khăn trong nghề nghiệp để đem lại hạnh phúc trọn vẹn cho những vợ chồng hiếm muộn”, bác sĩ Thạch tâm sự.
Mừng cho vợ chồng chị đã vượt qua được những giây phút khó khăn để có hạnh phúc trọn vẹn khi ôm con trong tay. (Ảnh: BSCC)
Theo nam bác sĩ hiếm muộn cho biết, thất bại làm tổ khi chuyển phôi thụ tinh ống nghiệm do rất nhiều nguyên nhân hoặc có lúc bác sĩ cũng không tìm ra được nguyên nhân. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bác sĩ phải khảo sát toàn bộ nguyên nhân để tìm ra được yếu tố nào góp phần làm thất bại để điều trị và lựa chọn phác đồ khác phù hợp hơn cho lần chuyển phôi tiếp theo cho vợ chồng hiếm muộn chuyển phôi nhiều lần thất bại.
Nam bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên, nếu vợ chồng hiếm muộn đã chuyển phôi 2 lần trở lên mà không được nên khảo sát nguyên nhân thất bại. Nếu mới chuyển phôi 1 lần thất bại thì cũng không nên lo lắng quá vì lúc ấy chưa cần thiết tìm nguyên nhân, cứ bình tĩnh cho lần chuyển phôi thứ 2. Tuy nhiên có những trường hợp nguyên nhân là Adenomyosis (bệnh lạc nội mạc tử cung) thì có khi chuyển phôi 5-7 lần thất bại là chuyện thường xảy ra, cần cố gắng làm tiếp, nhất định có ngày sẽ thành công, đừng bao giờ từ bỏ hy vọng.
Tin liên quan
Có lẽ những ngày đầu năm Quý Mão 2023 sẽ là những ngày tháng hạnh phúc trọn vẹn nhất với vợ chồng Sài thành khi gia đình có thêm thành viên...
Người mẹ trong tình trạng bị béo phì, tiểu đường thai kỳ và nhiều chứng bệnh khác.
Hành trình về quê ăn Tết của bác sĩ hiếm muộn: Đang đi nhận cuộc gọi của sản phụ phải quay lại mổ đẻ
Về đến Sài Gòn, bác sĩ Thạch lại phải vật vờ trong viện chờ đợi giờ mổ. Rồi cũng đến lúc chị Thủy lâm bồn và ca mổ đẻ kết thúc trong niềm...
Có lẽ nỗi đau mất con là mất mát lớn nhất trong lòng mỗi người mẹ và càng đau đớn đến tột cùng với những mẹ hiếm muộn vì một lý do gì phải...
Tin bài cùng chủ đề Bài chuyên gia
Truyền máu song thai là hội chứng xảy ra trong thai kỳ. Đây là một tai biến trước sinh rất nghiêm trọng, cần được chẩn đoán sớm và theo dõi chặt chẽ bằng cách siêu âm để kịp thời can thiệp.