Dù mỗi lần vợ chồng dắt nhau đi khám bác sĩ đều bảo bình thường nhưng tin vui có em bé với họ vẫn biệt tăm khiến vợ chồng này nhiều lần rơi vào bế tắc…
Sau khi kết hôn, do còn trẻ chưa muốn sinh con ngay, vợ chồng chị Phạm Bích Thi (tên nhân vật đã được thay đổi) ở TP.Hồ Chí Minh áp dụng biện pháp tránh thai. 2 năm sau cưới, họ bắt đầu thả để có bầu. Dù chu kỳ kinh nguyệt của chị Thi rất đều đặn, khoảng 28-30 ngày và sức khoẻ 2 vợ đều chồng tốt, mỗi tuần gần gũi nhau 2-3 lần nhưng 2 năm trôi qua người vợ này vẫn chưa 1 lần trễ kinh để được thử thai.
Lúc này, vợ chồng chị Thi mới đi khám hiếm muộn nhưng mọi xét nghiệm đều bình thường: “Tinh trùng, ống dẫn trứng, tử cung, dự trữ buồng trứng đều ổn nhưng không biết tại sao 2 đứa lại không có thai tự nhiên. Do đó, em được hướng dẫn về thả tự nhiên thêm một thời gian nhưng mọi chuyện vẫn như cũ”.
10 năm đi khám hoàn toàn bình thường mà vợ chồng vẫn chưa thể có bầu. (Ảnh minh họa)
Dù cố gắng thụ thai tự nhiên thêm 1 năm nữa nhưng chị Thi vẫn chưa thể mang bầu như nhiều phụ nữ khác. Lúc này chị bắt đầu áp lực nên quyết định đi canh trứng. Sau nhiều chu kỳ canh trứng liên tiếp, chị Thi vẫn chưa có tin vui.
Sau canh trứng không thành công, vợ chồng chị quyết định chuyển sang áp dụng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI). Nhưng 3 chu kỳ làm IUI cũng không mang tới kết quả khả quan khiến chị Thi vô cùng thất vọng, lo lắng.
“Em quyết định nghỉ ngơi vài tháng và sau đó làm IVF. Lần đầu tiên em được 06 phôi và chuyển 03 lần nhưng không lần nào có thai. Em đã điều trị liên tục và ngắt quãng hơn 3 năm vẫn chưa có bầu. Vợ chồng quyết định nghỉ ngơi thêm thời gian nữa để chuẩn bị tinh thần tốt hơn cũng như kinh phí làm tiếp IVF lần 2”, chị Thi tâm sự.
Lần đến gặp bác sĩ hiếm muộn Thân Trọng Thạch - Giảng viên bộ môn Sản, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, người vợ này cũng mang theo sấp hồ sơ dày cộm: “Nhìn tập hồ sơ chị Thi mang theo, tôi biết nó đã tiêu tốn của chị khá nhiều thời gian, sức khỏe, tinh thần và tiền bạc nhưng không có hiệu quả. Tôi khuyên chị làm IVF lần 2 ngay, kế hoạch sẽ nuôi phôi N5 và trữ phôi toàn bộ. Sau đó tiến hành phẫu thuật nội soi khảo sát nguyên nhân thất bại của chuyển phôi 03 lần trước là gì”, bác sĩ Thạch nhớ lại.
Lần 2 làm IVF này, vợ chồng chị Thi được 4 phôi N5 loại trung bình tốt. Phẫu thuật quan sát buồng tử cung của chị Thi thì phát hiện chị bị viêm mãn tính do lạc nội mạc tử cung dù bản thân không có triệu chứng như đau bụng kinh, siêu âm nhiều lần ở nơi khác cũng không nghi ngờ gì về điều này.
“Tôi đã cho chị chích thuốc điều trị lạc nội mạc tử cung 6 tháng trước khi chuyển phôi lại. May mắn ngay chu kỳ chuyển phôi đầu tiên 1 phôi N5 chị có thai ngay. Niềm vui vỡ oà cho vợ chồng 10 năm hiếm muộn nay đã có tin vui. Tin vui này của chị Thi đã lan toả cho toàn bộ những ca đang điều trị IVF khó khăn tại đây”, bác sĩ Thạch kể.
Càng may mắn hơn khi cả thai kỳ của chị Thi diễn tiến hoàn toàn bình thường cho đến ngày con trai nhỏ cất tiếng khóc chào đời. Đây là ngày hạnh phúc nhất của vợ chồng Sài Gòn suốt 10 năm qua.
Chia sẻ về trường hợp cặp vợ chồng bình thường 10 năm chờ đợi để có thể có tin vui, bác sĩ Thạch nhận định: “Đôi khi những ca tưởng chừng rất dễ điều trị khi cả 2 vợ chồng đều bình thường - nhóm hiếm muộn không rõ nguyên nhân nhưng lại tiềm ẩn một bệnh lý khác gây nên thất bại làm tổ của phôi nhiều lần. Do đó, cần kết hợp nhiều khảo sát kể cả chụp cộng hưởng từ (MRI) trong chẩn đoán nguyên nhân thấy bại để có kết quả điều trị IVF tốt nhất”.
Bác sĩ hiếm muộn cũng giải thích, hiện khoa học đưa ra một số giả thuyết về nguyên nhân gây nên lạc nội lạc tử cung ở các chị em như trào ngược máu kinh, quá trình viêm và tổn thương hay thuyết lạc chỗ từ tế bào gốc nhưng vẫn chưa chắc chắn đâu là nguyên nhân gây ra vì có thể bao gồm cả nhiều yếu tố tạo nên tình trạng bệnh này.
Sau 10 năm chờ đợi, con trai nhỏ của vợ chồng chị Thi đã chào đời. (Ảnh: BSCC)
Lạc nội mạc tử cung ở cơ tử cung (Adenomyosis) gây nên nhu động nghịch thường của tử cung và trong lòng tử cung. Bên cạnh đó, tạo ra “độc tố” cản trở quá trình dịch chuyển của tinh trùng cũng như tạo ra môi trường không thuận lợi để phôi làm tổ. Ngoài ra, lạc nội mạc tử cung về bản chất là quá trình viêm nên gây ra hiện tượng viêm mãn nội mạc tử cung, nơi mà chuyển phôi vào để phôi làm tổ bị tổn thương nên thất bại khi làm tổ là điều thường xảy ra.
Bác sĩ hiếm muộn Thân Trọng Thạch cũng khuyến cáo, những ca hiếm muộn không rõ nguyên nhân nghĩa là cả 2 vợ chồng hoàn toàn bình thường về lý thuyết họ rất dễ có thai tự nhiên nhưng khi không thể có thai tự nhiên có thể họ vẫn có “vấn đề” gì đó mà khoa học chưa tìm ra nên gọi là không rõ nguyên nhân.
Khi IVF thất bại trên những ca này đồng nghĩa với việc “vấn đề” gì đó như đã nói nó tồn tại nhưng chưa tìm ra hoặc không thể tìm ra. Trong đó nguyên nhân lạc nội mạc trong cơ tử cung là nguyên nhân thường gặp trong những ca như vậy. Ngoài ra có thể có viêm mãn nội mạc tử cung do nguyên nhân khác cũng gây ra thất bại làm tổ là nguyên nhân “bất ngờ” khi soi buồng tử cung khảo sát nguyên nhân.
Tin liên quan
Chọc hút trứng có đau không và quy trình chọc hút trứng khi thụ tinh nhân tạo phải trải qua những khâu nào… luôn là thắc mắc của nhiều chị...
Tỉnh Hải Nam cam kết đưa "giảm đau khi sinh" vào chương trình bảo hiểm y tế của chính phủ nhằm giảm chi phí sinh nở và giải quyết nỗi lo...
Nhìn lại chặng đường tìm con đầy nhọc nhằn, vất vả của mình, bà mẹ 32 tuổi vẫn nhớ như in hành trình dài với bao nước mắt.
Cứ tưởng sẽ vất vả trong hành trình chữa hiếm muộn nhưng cuối cùng may mắn đã mỉm cười với vợ chồng Sài thành khi có thai tự nhiên và giữ...
Tin bài cùng chủ đề Bác sĩ Thân Trọng Thạch
Mỗi Tết Nguyên Đán về, nhận được những tin nhắn tri ân, những tấm thiệp chúc Tết kèm theo lời cảm ơn chân thành của các gia đình hiếm muộn, nam bác sĩ này càng được tiếp thêm sức mạnh mãnh...