Khi mang thai, những mẹ bầu ở nhà có cầu thang do hàng ngày phải leo trèo cầu thang nhiều nên không khỏi lo lắng ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng.
Bác sĩ Phan Chí Thành là một chuyên gia tư vấn về các vấn đề tình dục ở nữ giới, nhất là rối loạn chức năng tình dục nữ.
Chị Trần Thu Hà, 25 tuổi ở chùa Bộc, Hà Nội đang mang bầu hơn 2 tháng nhưng đang rất lo lắng. Bởi từ sau cưới vợ chồng chị được bố mẹ cho ra ở riêng trong một căn hộ chung cư cũ vì ở tầng 5 nhưng chung cư này không có thang máy nên hàng ngày chị Hà phải leo bộ.
Bình thường khi chưa mang thai, việc hàng ngày leo cầu thang vài lần không thành vấn đề quá lớn. Nhưng ngặt nỗi, hiện chị vừa cấn bầu, đã hơn 2 tháng nay, hàng ngày chị Hà vẫn phải leo cầu thang ít nhất 2 lần.
Mẹ bầu có thể leo cầu thang nhưng cần hạn chế, nhất là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. (Ảnh minh họa)
“Ngày nào sáng chiều đi làm về mình cũng phải leo 5 tầng cầu thang chung cư. Thậm chí tối đi đâu đó hay có việc cần thì mình vẫn phải leo lên leo xuống. Thấy bầu bí mà cứ phải leo cầu thang hàng ngày nhiều nên bà ngoại lo lắm, cứ bắt con gái dọn về nhà ngoại sống. Nhưng nhà ngoại cũng chật chội, ở lại đây thì phải leo cầu thang nên mình chỉ sợ ảnh hưởng không tốt đến 2 mẹ con”, chị Hà lo lắng.
Cũng theo thai phụ Hà Nội, do vợ chồng còn trẻ kinh tế chưa vững vàng nên chưa có điều kiện chuyển nhà hay đổi nhà. Nhưng hàng ngày leo trèo cầu thang nhiều khiến mẹ bầu cũng rất lo không biết nên đi đứng sao để an toàn và tốt nhất cho sức khỏe 2 mẹ con.
Mẹ bầu leo cầu thang có được không?
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Phan Chí Thành, Chánh Văn phòng Trung tâm đào tạo, chỉ đạo tuyến, bệnh viện Phụ sản Trung ương, mẹ bầu có thể leo cầu thang nhưng cần hạn chế, nhất là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân là do, việc té ngã do sơ sẩy khi đi cầu thang ở giai đoạn đầu của thai kỳ dễ gây sảy thai hoặc chuyển dạ sớm. Còn ở giai đoạn cuối, trọng tâm của cơ thể của mẹ bầy bắt đầu thay đổi dễ khiến thai phụ đối mặt với nguy cơ bị ngã cao hơn trước. Vì vậy, nếu phải leo cầu thang, mẹ bầu nên phải hạn chế và cẩn thận hơn.
Đặc biệt với những thai phụ có nguy cơ sảy thai cao hoặc có tiền sử sảy thai trước đó hoặc những thai phụ trong các trường hợp sau thì không nên leo cầu thang:
- Có tiền sử sảy thai hoặc nguy cơ sảy thai cao.
- Bị ra máu âm đạo trong 3 tháng đầu thai kỳ.
- Thường xuyên bị đau, co thắt vùng bụng dưới.
- Có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, huyết áp thấp hoặc các bệnh tự miễn.
- Phụ nữ mang thai khi đã trên 35 tuổi.
- Thường xuyên bị chóng mặt hoặc ngất xỉu.
- Phụ nữ mang song thai hoặc đa thai.
Hãy tránh đi thang bộ nếu mẹ bầu cảm thấy không khỏe. (Ảnh minh họa)
Trong trường hợp mẹ bầu bắt buộc phải leo cầu thang, hãy tránh đi thang bộ nếu bạn cảm thấy không khỏe và cần chú ý áp dụng một số mẹo sau để giúp an toàn hơn:
- Luôn bám vào lan can khi leo cầu thang, nếu phải mang xách đồ thì cần mang nhẹ để đảm bảo luôn có một tay bám vào cầu thang khi leo.
- Chỉ leo cầu thang trong điều kiện đủ ánh sáng.
- Đi đứng và di chuyển thật chậm khi leo cầu thang.
- Quan sát thật kỹ để tránh những chỗ trơn trượt.
- Nên ưu tiên đi giày bệt, mặc quần áo vừa vặn để tránh té ngã dù leo thang bộ hay không.
- Nếu không may bị trượt chân, cần đi khám ngay để đảm bảo thai nhi vẫn an toàn.
Tin liên quan
Với cân nặng vượt trội của mình, em bé sơ sinh này vừa sinh ra đã "nổi như cồn", chính mẹ của bé cũng ngạc nhiên với cân nặng của con.
Lẽ ra đây phải là chuyện vui, nhưng tôi không thể nào cười nổi khi nghe tiếp lời con dâu.
Câu chuyện thai phụ chuyển dạ khi vừa sắp tới cổng viện đã được các bác sĩ tiến hành đỡ đẻ ngay trên ô tô xảy ra ở huyện Đô Lương, Nghệ An.
Người chồng giận tím mặt khi lần đầu chứng kiến cảnh tượng vợ sinh con trong phòng đẻ.
Tin bài cùng chủ đề Tiến sĩ, bác sĩ Phan Chí Thành
Theo bác sĩ Phan Chí Thành, mẹ bầu có tử cung ở tư thế nào sinh thường đều không có vấn đề gì, nhưng với các mẹ bầu có tử cung ngả sau cần hết sức lưu ý khi sinh mổ.