Mang bầu chăm ăn cá chép vừa an thai vừa sinh con thông minh?

Ngày 22/03/2020 15:42 PM (GMT+7)

Cá chép là một trong những món bổ dưỡng cho bà bầu nhưng mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề khi ăn.

Khi nhắc đến những món ăn bổ dưỡng cho bà bầu, cháo hay canh cá chép luôn là cái tên không thể thiếu. Thậm chí theo quan niệm xưa, mẹ mang bầu con gái ăn 7 con cá chép và con trai ăn đủ 9 con cá chép sẽ sinh ra những đứa trẻ thông minh hơn người. Vậy thực tế cá chép có phải thực phẩm tốt cho bà bầu không và bà bầu cần lưu ý gì khi ăn cá chép?

Cá chép giàu sinh dưỡng, tốt cho cả mẹ và con

Theo đông y, cá chép còn có tên gọi là lý ngư. Từ thịt cá đến vay cá đều là bài thuốc quý cho y học cổ truyền. Cá chép có thịt dày và béo, ít xương găm, thớ thịt trắng mịn, có mùi thơm nhè nhẹ, không những là món ăn ngon cho mỗi gia đình mà còn còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp điều trị bị tốt, giúp an thai tự nhiên cho bà bầu. Cá chép còn có những tác dụng bổ ích khác cho thai phụ như lợi tiểu, tiêu phù, chữa ho, thông sữa, có thể dùng chữa trị nhiều bệnh về gan và thận, và nhất là các bệnh về phụ nữ.

Mang bầu chăm ăn cá chép vừa an thai vừa sinh con thông minh? - 1

Cá chép là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi. (Ảnh minh họa)

Còn theo nghiên cứu khoa học, cá chép là nguồn dinh dưỡng dồi dào, chứa các chất: protein, lipid, photpho, isoleucine, lysine, vitamin A, B1, B3, B5, B6, B9, B12, E, K, H, PP, tryptophan, threonine, valine, histidine, leucine, selen, sắt, kẽm, magiê, kali và đồng. Loại cá này còn có hàm lượng protein cao trong khi chất béo bão hoà thấp. 

Vì vậy, ăn cá chép khi mang thai có nhiều lợi ích sức khỏe đối với người mẹ như chống viêm, tăng cường chức năng của tim, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa và làm chậm quá trình lão hóa.

Bên cạnh đó, ăn cá chép còn có tác dụng hỗ trợ xây dựng hệ thống thần kinh và não bộ cho thai nhi cũng như hạn chế dị tật bẩm sinh bằng cách cung cấp omega-3, lutein, kẽm và selen.

Những lưu ý cho bà bầu  khi ăn cá chép

Đối với cá chép thì tốt nhất là các mẹ nên ăn vào giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên là tốt nhất, tức trong 3 tháng mang thai đầu tiên của giai đoạn thai kỳ. Vì đây là thời điểm mà mọi tế bào thai nhi đang trong giai đoạn hình thành bởi vậy sẽ dễ dàng hấp thụ chất bổ hơn. Mẹ có thể chế biến cá chép thành món canh hoặc cháo cho dễ ăn.

Mang bầu chăm ăn cá chép vừa an thai vừa sinh con thông minh? - 2

Cháo cá chép vừa dễ ăn vừa bổ dưỡng là món nên có trong thực đơn của bà bầu. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra mẹ cần lưu ý: 

- Không ăn cá khi đói: Ăn cá khi đói có thể làm tăng lượng purine chuyển hóa thành axit uric có thể gây ra các tổn thương ở mô - nguyên nhân gây ra bệnh gout. Vì vậy, để tránh nguy cơ mắc bệnh gout, thai phụ không nên ăn cá lúc đang đói.

- Không ăn cá khi bị ho: Người ho lâu ngày và phải dùng thuốc điều trị không nên ăn cá, đặc biệt để tránh bị dị ứng.

- Không ăn cá sống: Cá sống thường chứa các ký sinh trùng, giun sán. Nếu ăn sống, các ký sinh trùng này sẽ xâm nhập vào cơ thể, gây bất lợi cho gan, làm cho gan bị nhiễm ký sinh trùng, trường hợp nghiêm trọng thậm chí dẫn đến ung thư gan. Do vậy, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ không được ăn cá sống, tái, chưa chín kỹ.

- Không ăn mật cá: Ăn mật cá rất dễ gây ngộ độc và thậm chí nguy hiểm cho tính mạng, đặc biệt là mật cá trắm, cá chép. Trong mật cá thường có chất tetrodotoxin. Chất này được coi là có tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi. Do đó khi làm thực phẩm cần rửa thật sạch, nấu nướng kỹ, tốt nhất nên bỏ mật, lòng cá.

Mẹ bầu ăn khoai lang, thai nhi trong bụng mừng thầm vì được hưởng nhiều lợi ích
Khoai lang là loại thực phẩm quen thuộc nhưng lại rất giàu dinh dưỡng, tốt cho mẹ đang mang bầu.
Minh An (T/h)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dinh dưỡng thai kỳ