Bà bầu bị phù chân khi mang thai lâu ngày, phù sưng to… là dấu hiệu của bệnh lý thai kỳ. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này, mẹ khỏe, bé phát triển tốt?
Video xem thêm: Những điều cần biết về phù chân khi mang thai.
Phù chân khi mang thai là hiện tượng thai kỳ bình thường, dễ gặp ở bà bầu. Tuy nhiên trường hợp bà bầu bị phù chân kèm theo các dấu hiệu như đau đầu, choáng, ngất, đau bụng, thị lực giảm… thì đây là dấu hiệu mẹ bầu đang có nguy cơ cao mắc các bệnh lý thai kỳ.
Vậy phù chân khi mang thai tới từ nguyên nhân nào, dựa vào đâu để xác định phù chân là dấu hiệu bệnh lý thai kỳ? Các mẹ có thể đọc và tìm hiểu các thông tin, giải đáp sau đây.
1. Tại sao bà bầu phù chân khi mang thai?
Mỗi mẹ bầu bị phù chân bởi một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này như:
- Lượng máu và chất lỏng tăng lên
Khi có bầu, cơ thể mẹ sẽ cần nhiều năng lượng hơn, do đó lượng máu và các chất lỏng sẽ được sản xuất gấp đôi so với thông thường để nuôi dưỡng thai nhi.
Hình ảnh phù chân khi mang thai 3 tháng cuối (ảnh minh họa)
- Tử cung tạo áp lực lên tĩnh mạch chủ
Khi thai nhi càng lớn, tử cung càng to hơn sẽ tạo áp lực, chèn ép về tĩnh mạch chủ dưới. Những tĩnh mạch này có chức năng bơm máu tử các chi dưới về tim. Lượng máu bơm càng nhiều thì máu sẽ dồn về chân nhiều gây phù nề chân, mắt cá chân.
- Hormone thai kỳ thay đổi
Khi hormone thai kỳ thay đổi sẽ khiến thành mạch mềm hơn, khiến các tĩnh mạch gặp khó khăn trong quá trình vận chuyển máu từ các chi dưới về tim.
- Đứng quá lâu, đi giày cao gót
Khi mang thai bà bầu đi giày cao gót nhiều, đứng lâu một chỗ và làm việc nặng sẽ dẫn đến máu dồn xuống chân, gây ra hiện tượng tê, mỏi, phù nề chân tay ở bà bầu.
Đi giày cao gót khi mang thai là nguyên nhân phù chân ở bà bầu (ảnh minh họa)
- Thiếu kali và thừa natri
Trong chế độ ăn uống hàng ngày, mẹ bổ sung natri, kali không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng phù nề. Do đó mẹ nên điều chỉnh thực đơn hợp lý, ăn đủ lượng kali, natri cơ thể cần thiết.
2. Phù chân khi mang thai là dấu hiệu của bệnh gì?
Phù nề khi mang thai là hiện tượng phổ biến ở bà bầu. Nếu mẹ bị phù nề nhẹ, nhanh khỏi thì không ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé.
Bà bầu bị phù chân khi mang thai, đặc biệt phù chân ở 3 tháng cuối là dấu hiệu cảnh báo mẹ bị tiền sản giật.
Bệnh không được khắc phục sớm có thể gây tử vong cho cả mẹ và bé. Do đó khi có dấu phù chân, kèm những triệu chứng sau mẹ nên đi bệnh viện sớm.
Bà bầu bị phù chân khi mang thai kèm đau cơ liên sườn, đau đầu… là dấu hiệu bệnh tiền sản giật (ảnh minh họa)
- Chân và mặt, tay phù, sưng to một cách bất thường, kéo dài nhiều ngày
- Đau đầu liên tục, dữ dội
- Nôn mửa
- Thị lực giảm
- Đau quặn, dữ dội các cơ liên sườn
Những bà bầu có nguy cơ mắc tiền sản giật do tình trạng sưng phù chân khi mang thai.
- Chưa từng manh thai, sinh con
- Mẹ bầu trên 40 tuổi
- Mang thai đôi, đa thai
- Khoảng cách giữa các lần mang thai từ 10 năm trở lên
- Chỉ số cơ thể trên 30
- Có tiền sử tiền sản giật
- Bị cao huyết cao trước khi mang thai
3. Cách khắc phục tình trạng phù chân khi mang thai
Để giảm, hạn chế tình trạng phù chân khi mang bầu và ngăn ngừa tiền sản giật ở bà bầu, các mẹ có thể áp dụng các cách đơn giản, nhưng hiệu quả cao sau đây.
- Uống nhiều nước
Bà bầu uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp thận bài tiết tốt hơn, giữ nước trong cơ thể, giảm tình trạng phù nề. Tốt nhất mỗi ngày mẹ nên uống từ 8 - 10 cốc nước.
Bà bầu nên uống từ 8 - 10 cốc nước mỗi ngày để giảm tình phù chân khi mang thai (ảnh minh họa)
- Thay đổi tư thế ngồi
Đứng, ngồi, nằm ở một tư thế quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng chân bà bầu bị phù, mỏi, đau nhức khó chịu. Mẹ nên thay đổi tư thế liên tục, không đứng quá lâu.
Bà bầu chỉ nên đi giày bệt, không nên đi dép cao và kê cao chân khi ngủ sẽ giúp hạn chế phù nề, giảm sưng.
- Hạn chế dùng các chất kích thích
Cà phê, nước ngọt có ga, rượu bia… là những chất kích thích cực kỳ có hại tới sức khỏe bà bầu và thai nhi. Các loại nước uống này sẽ gây mất nước cho cơ thể, làm tình trạng sưng phù chân trở nên nghiêm trọng hơn.
- Bổ sung các chất dinh dưỡng
Canxi, natri, magie, protein, kali, sắt… là những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, làm giảm các triệu chứng thai kỳ. Tuy nhiên bà bầu cần bổ sung hợp lý các dưỡng chất này thông qua lượng thực phẩm ăn mỗi ngày.
Để biết cơ thể thiếu chất gì, cần bổ sung bao nhiêu là đủ, bà bầu nên đi viện kiểm tra và ăn theo hướng dẫn của bác sĩ để hết sưng phù chân khi mang thai, mẹ khỏe, bé phát triển tốt.
- Ngâm chân với nước ấm, muối
Mỗi tối trước khi đi ngủ mẹ hãy ngâm chân với nước ấm và cho thêm vài lát gừng tươi, một chút muối. Nước ấm và tinh chất trong gừng, muối sẽ giúp bàn chân được thư giãn, giảm sưng phù, ngứa hiệu quả.
Ngâm chân là cách trị phù chân khi mang thai hiệu quả (ảnh minh họa)
- Cắt giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày
Khi bà bầu ăn mặn nhiều, cơ thể sẽ tích trữ và cần lượng nước nhiều hơn dẫn đến tình trạng phù chân khi có thai trở nên nghiêm trọng, lâu giảm sưng hơn. Ngoài ra, ăn mặn rất hại thận và ảnh hưởng đến huyết áp mẹ cần lưu ý.
- Tập thể dục
Trong quá trình mang thai, mẹ nên đi bộ mỗi ngày ít nhất 30 phút để cải thiện tình trạng sức khỏe, tránh phù chân khi mang thai. Đặc biệt từ tháng thứ 4 mẹ nên tập yoga giúp cải thiện tình trạng sưng phù chân, đau mỏi vai gáy, cơ khớp hiệu quả.
Yoga là phương pháp chữa phù chân khi mang thai cho bà bầu hiệu quả (ảnh minh họa)
- Massage chân
Bà bầu có thể massage chân mỗi ngày với các động tác đơn giản như: Xoay cổ chân, gập bàn chân, xoay từng ngón chân, bóp chân đều rất hiệu quả. Mẹ bầu nên massage mỗi ngày từ 2 - 3 lần, mỗi lần khoảng 10 phút để có kết quả tốt nhất.
- Chườm đá
Mẹ lấy đá viên, sau đó dùng khăn bọc lại nhẹ nhàng chườm lên chân từ 10 - 15 phút. Mỗi ngày chườm 2 lần, tình trạng này sẽ suy giảm đáng kể.Bà bầu bị phù chân khi mang thai là hiện tượng thai kỳ bình thường mẹ không nên lo lắng. Tuy nhiên khi có dấu hiệu phù chân kèm theo các triệu chứng đau đầu, nôn mửa, đau cơ liên sườn mẹ cẩn thận với dấu hiệu của tiền sản giật.