Phụ nữ có thai và những bệnh hay gặp trong mùa đông xuân

Ngày 11/02/2023 22:23 PM (GMT+7)

Khi mang thai, những thay đổi về nội tiết, hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều. Cộng với yếu tố ô nhiễm môi trường và những thay đổi nhiệt độ bất thường lúc giao mùa dễ khiến mẹ bầu mắc phải một số bệnh.

Dưới đây là một số bệnh mà mẹ bầu rất dễ mắc khi mang thai vào mùa đông xuân.

1. Cảm cúm

Đây là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, do virus gây ra. Bệnh cúm rất dễ lây qua các hạt bụi nước có chứa virus khi người bệnh ho, hắt hơi hay do tiếp xúc trực tiếp.

Phụ nữ mang thai dễ bị lây nhiễm cúm hơn và thường nặng hơn do giảm sút khả năng miễn dịch, vì thế cúm nguy hiểm hơn với phụ nữ mang thai.

Mặt khác, khi mẹ mắc cảm cúm còn gây nguy cơ với thai nhi như: Sẩy thai, thai chết lưu hoặc đẻ. Ngoài ra, cúm có thể còn dẫn đến những dị tật bẩm sinh hở hàm ếch ở thai nhi. Đặc biệt, trong 5 tháng đầu của thai kỳ, nếu người mẹ bị cúm thì não bộ của thai nhi rất dễ bị tổn thương.

Tiêm vaccine phòng cúm trước khi mang thai là biện pháp phòng ngừa có hiệu quả. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi có các biểu hiện của cúm mà cần được bác sĩ thăm khám và chỉ định cụ thể.

Khi mang thai - những thay đổi về nội tiết, hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.

Khi mang thai - những thay đổi về nội tiết, hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.

2. Hen phế quản

Là bệnh thường xảy ra khi có thai. Trong thực tế gặp khoảng 7% phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ bị lên cơn hen, nhất là khi thời tiết thay đổi. Nếu bệnh được kiểm soát tốt thì không phải là nguy cơ nặng cho mẹ hoặc thai. Những trường hợp hen không được điều trị hiếm khi gây tử vong nhưng cũng có thể làm người mẹ có những biến chứng nghiêm trọng như tăng huyết áp, nhiễm độc thai nghén và sinh non.

Với thai nhi, những biến chứng có thể gặp khi người mẹ bị hen không được điều trị tốt là: Chậm phát triển trong tử cung, sinh non; Nhẹ cân, ngạt khi sinh.

3. Viêm mũi dị ứng

Với những người có cơ địa dị ứng, khi mang thai lại trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố dị nguyên, do vậy chứng viêm mũi cũng xảy ra thường xuyên hơn.

Viêm mũi dị ứng ảnh hưởng đến khoảng 15- 20% phụ nữ trong độ tuổi mang thai và là rối loạn thường gặp nhất, gây khó chịu trong thời kỳ thai nghén.

Để phòng bệnh, trước hết, phụ nữ có thai cần tìm hiểu xem dị ứng nguyên là gì để phòng tránh. Cần giữ nhà cửa, môi trường sống luôn thoáng mát, sạch sẽ, không nuôi xúc vật trong nhà.

Tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, sữa, các loại thủy hải sản... Giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh hoặc nhiệt độ thay đổi đột ngột...

4. Mất ngủ

Mất ngủ là một triệu chứng thường thấy ở phụ nữ mang thai giai đoạn cuối. Mất ngủ không nguy hiểm cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi nhưng nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên với những chứng bệnh khác sẽ làm tăng cảm giác khó chịu cho bà bầu.

5. Bệnh về da

Khi có thai, những thay đổi nội tiết trong cơ thể khiến phụ nữ thường phải đối mặt với các vấn đề về da như: Nám da, vàng da, ngứa, rạn nứt da.

Khi mang bầu, do da bị kéo dãn quá mức, độ đàn hồi trên da không đáp ứng được, các sợi chun giãn dưới da bị đứt, dẫn đến các đường rạn nứt. Những đường rạn nứt có chủ yếu ở bụng, vú, hông, đùi hay mông. Đám rạn da có thể tạo thành một vùng rộng và gây ngứa, lúc này càng gái thì đường rạn càng lộ rõ hơn.

Hiện tượng vàng da thường gặp ở một số phụ nữ mang thai vào 3 tháng cuối. Có một vài chị em vừa bị vàng da vừa ngứa da nhưng hầu hết không có dấu hiệu bị đau. Hiện tượng vàng da thường tự biến mất trong khoảng 15 ngày sau sinh.

Nếu vàng da xảy ra mỗi lần có thai hoặc thứ phát do bất thường về enzym thì có thể có nguồn gốc gia đình, trong trường hợp này thai có nguy cơ sinh non.

Khi có thai, những thay đổi nội tiết trong cơ thể khiến phụ nữ thường phải đối mặt với nhiều vấn đề.

Khi có thai, những thay đổi nội tiết trong cơ thể khiến phụ nữ thường phải đối mặt với nhiều vấn đề.

6. Bệnh trĩ và táo bón

Ăn ít chất xơ, ít uống nước, ít vận động khi mang thai và những chất bổ dưỡng, các loại thuốc và thực phẩm chứa sắt thường gây nóng cho cơ thể.... Đây cũng là nguyên gây ra táo bón ở các bà bầu.

Khi bị táo bón, nhiều thai phụ dễ bị ức chế, có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, hay cáu gắt, thậm chí chán ăn… Điều này nếu kéo dài có thể khiến cơ thể mẹ bị thiếu chất dinh dưỡng, thai nhi không được nuôi dưỡng đầy đủ, dẫn đến chậm phát triển, dễ mắc các khuyết tật, sau khi sinh sẽ có sức đề kháng kém…

Hơn nữa táo bón lâu ngày là nguyên nhân có thể gây ra bệnh trĩ. Bào thai phát triển sẽ khiến tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu thai phụ bị chèn ép là nguyên nhân hình thành trĩ. Người đã bị trĩ thì bệnh sẽ nặng hơn khi mang thai và sau sinh do khi sinh, tăng áp lực khoang chậu, tụ máu sưng phù tĩnh mạch ở phần hậu môn hoặc việc rặn sinh làm tăng áp lực lên ổ bụng, cũng khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài.

7. Lời khuyên của bác sĩ

Khi thời tiết thay đổi, mang thai sẽ khiến phụ nữ càng mệt mỏi hơn, vì thế chị em cần:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Nên ăn những món ấm, nóng. Tăng cường nhiều rau, củ quả đề tăng cường vitamin, tăng cường sức đề kháng. Nên ăn những loại thức ăn ích khí bổ dương như thịt bò, tôm hùm, canh gà… cùng với một số loại thuốc như nhân sâm, nhung hươu, phụ tử.

Uống đủ nước mỗi ngày rất cần thiết, nhất là thời tiết mùa hanh khô da dễ nứt nẻ, rạn. Đủ nước, máu sẽ lưu thông để nuôi dưỡng thai nhi phát triển.

Mặc đủ ấm, thoáng. Sức đề kháng của phụ nữ mang thai kém hơn hẳn so với bình thường, do đó bà bầu rất dễ bị nhiễm lạnh hay cảm cúm.

Cần giữ ấm cơ thể, nhất là đôi chân.

Trước khi lên bàn sinh, mẹ bầu phải làm một việc xấu hổ nhưng rất cần thiết, quan trọng với sức khỏe
Nhiều mẹ bầu cảm thấy ngượng ngùng khi y tá đề nghị dọn dẹp lông "vùng kín" trước khi vào phòng sinh.

Sinh con

BS Nguyễn Chương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sức khỏe bà bầu