Để phòng lây truyền HIV cho con, người mẹ nhiễm HIV cần có kế hoạch mang thai sớm để chuẩn bị sức khỏe, điều trị dự phòng. Nếu đã mang thai và nhiễm HIV cũng cần được điều trị thuốc dự phòng để sinh ra những em bé không bị lây nhiễm HIV từ mẹ.
Lây truyền HIV từ mẹ sang con là một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng. Với các biện pháp dự phòng hiện nay, nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con có thể được giảm xuống dưới 1%, thậm chí là trẻ sinh ra sẽ không bị lây truyền HIV từ mẹ, nghĩa là không mắc bệnh.
Việc quản lý các bà mẹ mang thai có HIV ngay từ giai đoạn trước và trong thời kỳ mang thai một cách hiệu quả sẽ giúp trẻ sơ sinh giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ. Trong trường hợp trẻ em sinh ra nhiễm HIV có cơ hội sống khỏe mạnh và phát triển bình thường.
Điều trị dự phòng bằng thuốc sẽ giúp người mẹ có HIV giảm thiểu nguy cơ lây truyền HIV cho con.
TS.BS Đỗ Thị Nhàn, Trưởng phòng điều trị HIV/AIDS, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết, để đảm bảo một phụ nữ nhiễm HIV mang thai từ khi họ phát hiện ra mình nhiễm HIV cho đến khi sinh con và tình trạng nhiễm HIV của con được khẳng định là quá trình quản lý ca bệnh. Quá trình này gọi là lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. "Người con sinh ra phải được đảm bảo nhận được tất cả mọi dịch vụ lây truyền từ mẹ sang con", TS Nhàn nói.
Hiện nay việc quản lý ca bệnh ở hầu hết các tỉnh thành đều được các Trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh/thành phố, các cơ sở y tế quản lý rất tốt các thai phụ này. "Vì khi phát hiện ca bệnh HIV là phụ nữ mang thai, các cơ sở y tế đều quản lý rất sát thai phụ. Nhưng vẫn cần sự kết nối giữa bệnh nhân và các cơ sở y tế để duy trì liên tiếp các hành vi an toàn, điều trị đúng hướng dẫn thuốc ARV để giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con.", TS Nhàn cho biết về những thách thức thực tế hiện nay.
Quản lý tốt ca nhiễm HIV sẽ đưa Việt Nam đến gần mục tiêu hoàn thành loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030.
Để quản lý tốt việc giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con, một số vấn đề những người làm công tác phòng chống HIV cần lưu ý:
Tư vấn và hỗ trợ tâm lý cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV: phụ nữ mang thai nhiễm HIV: Phụ nữ mang thai nhiễm HIV thường phải đối mặt với nhiều khó khăn và lo lắng. Việc tư vấn và hỗ trợ tâm lý giúp phụ nữ mang thai nhiễm HIV có thể vượt qua những khó khăn này và đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi.
Tạo điều kiện cho trẻ sơ sinh sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe: Trẻ sơ sinh sinh ra từ mẹ nhiễm HIV cần được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao để phát triển khỏe mạnh và bình thường.
Tuyên truyền và giáo dục cộng đồng về HIV/AIDS: Tuyên truyền và giáo dục cộng đồng về HIV/AIDS giúp nâng cao nhận thức của người dân về HIV/AIDS và các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV.
Các biện pháp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con mà phụ nữ mang thai cần biết:
- Nếu người phụ nữ đã được chẩn đoán nhiễm HIV thì phải chủ động được thời điểm mang thai: Đó là khi cơ thể có sức đề kháng, chuẩn bị đầy đủ điều kiện chăm sóc tốt nhất, có tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện thì mới mang thai, sẽ giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm HIV sang cho con trong giai đoạn mang thai.
- Xét nghiệm HIV cho phụ nữ có thai: Xét nghiệm HIV sớm và điều trị dự phòng cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa lây truyền HIV từ mẹ sang con.
- Điều trị bằng thuốc kháng virus cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV: Điều trị bằng thuốc kháng virus giúp giảm tải lượng virus HIV trong máu của mẹ, từ đó giảm nguy cơ lây truyền HIV sang con trong lúc mang thai và khi sinh con.Sau khi sinh: Điều trị thích hợp cho bà mẹ nhiễm HIV và con của họ sau sinh là việc làm rất cần thiết.
- Cho con bú sữa công thức: Cho con bú sữa công thức có thể giúp giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con qua sữa mẹ.
Với những biện pháp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con từ các tỉnh, các địa phương, kể cả ở khu vực vùng sâu, vùng xa cũng được tiếp cận các dịch vụ xét nghiệm, Việt Nam đã đạt được những kết quả rất tích cực và đang tiến gần đến mục tiêu hoàn thành trước hạn loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030.