Ra máu khi mang thai: Nguyên nhân và cách hạn chế hiện tượng này

Ngày 25/09/2019 15:27 PM (GMT+7)

Ra máu khi mang thai là tình trạng nhiều mẹ bầu gặp phải. Nguyên nhân đến từ vợ chồng quan hệ, bệnh phụ khoa, thay đổi nội tiết tố, mang thai ngoài tử cung…

Ra máu khi mang thai: Nguyên nhân và cách hạn chế hiện tượng này - 1

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS. BS Lưu Thị Hồng - Trưởng khoa Phụ Sản – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Ra máu khi mang thai: Nguyên nhân và cách hạn chế hiện tượng này - 2

PGS.TS. BS Lưu Thị Hồng (Trưởng khoa Phụ Sản – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh)

Ra máu khi mang thai có nguy hiểm không, có ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi? Hiện tượng này là bình thường khi mang thai, nhiều mẹ bầu bị ra máu khi mang thai vẫn sinh con bình thường, không có vấn đề gì. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài, lượng máu nhiều, màu đỏ tươi thì bạn nên đi gặp bác sĩ ngay.

Tháng thứ mấy mẹ bầu bị ra máu?

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu có thể bị ra máu ở bất kỳ tháng nào do tác động từ nguyên nhân bên ngoài và cơ thể mẹ. Mẹ dễ ra máu khi mang thai thường là 3 tháng đầu hoặc có thể là 3 tháng giữa, 3 tháng cuối.

Tuy nhiên, ra máu khi mang thai tháng đầu dễ gặp hơn, tỷ lệ mẹ bị hiện tượng này sẽ nhiều hơn các tháng sau.

Ra máu nhiều, nhất ở tháng đầu là dấu hiệu của sảy thai mẹ cần lưu ý và tới bệnh viện khám chữa kịp thời.

Ra máu khi mang thai 3 tháng đầu

Theo thống kê thì có đến khoảng 20 - 30% mẹ bầu có hiện tượng ra máu ở 3 tháng đầu thai kỳ. Các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này thường không gây đau bụng.

1. Trứng đã làm tổ trong tử cung

Nếu mẹ bầu bị ra máu ở tháng đầu tiên thì đây là máu báo trứng đã làm tổ thành công trong buồng tử cung. Quá trình làm tổ này sẽ làm tử cung ra chút máu màu nâu hoặc phớt đỏ kèm theo dịch nhầy.

Hiện tượng ra máu khi mang thai tháng đầu này sẽ biến mất sau 1 - 2 ngày xuất hiện.

2.  Thay đổi nội tiết tố

Khi phôi thai hình thành, các hormone nội tiết tố bị xáo trộn làm chảy máu âm đạo. Sau khi thai đã làm tổ và ổn định thì sự có mặt của các hormone mới sẽ nhanh chóng biến mất, không còn tình trạng ra máu khi mang thai nữa.

3. Chảy máu màng

Khi thai mới hình thành, nội tiết tố trong cơ thể mẹ tăng cao, biến đổi khiến lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc dẫn tới hiện tượng ra máu. Đây là hiện tượng bình thường khi mang thai mẹ không nên lo lắng.

4. Chửa trứng

Dấu hiệu ra máu khi mang thai này rất hiếm gặp, xác suất mẹ bầu ra máu do nguyên nhân này rất thấp. Chửa trứng là sự lớn lên bất thường của một mô trong tử cung, mô này có thể mang tế bào ung thư và lan rộng ra các bộ phận khác.

Chửa trứng thường có các dấu hiệu như ói mửa, buồn nôn, tử cung to nhanh và gây ra máu âm đạo.

5. Chửa ngoài tử cung

Thai nằm ngoài tử cung và thường nằm ở ống dẫn trứng, khi thai lớn sẽ ống dẫn trứng bị vỡ và đe dọa tính mạng mẹ bầu. Nếu mẹ chửa ngoài tử cung sẽ có hiện tượng ra máu khi mang thai tháng đầu, kèm các triệu chứng như đau âm ỉ, quặn thắt ở vùng bụng dưới.

Ra máu khi mang thai: Nguyên nhân và cách hạn chế hiện tượng này - 3

Thai ngoài tử cung là nguyên nhân gây ra máu khi mang thai (Ảnh minh họa)

6. Nhiễm trùng

Mẹ bầu nhiễm trùng cổ tử cung, âm đạo hoặc các bệnh lây qua đường tình dục do nấm, vi khuẩn phát triển gây ra hiện tượng ra máu khi mang thai tháng đầu. Mẹ nên điều trị bệnh lý này càng sớm càng tốt.

7. Thay đổi cổ tử cung

Ở thời kỳ đầu khi mang thai, máu sẽ chảy nhiều hơn tới cổ tử cung vì thế nếu mẹ có hoạt động tình dục, soi tươi âm đạo rất dễ làm chảy máu, tuy nhiên trường hợp này mẹ không nên quá lo lắng.

8.  Sảy thai

Trong 3 tháng đầu mẹ rất dễ có nguy cơ sảy thai do nguyên nhân chủ quan và khách quan. Khi sảy thai, mẹ sẽ có hiện tượng ra máu kèm triệu chứng đau quặn ở bụng dưới, máu đặc trôi tuột qua âm đạo.

9. Quan hệ tình dục

Trong quá mang thai, mẹ có hoạt động tình dục với những tư thế không tốt cho bà bầu, rất dễ tác động tới tử cung. Quan hệ ra máu khi mang thai 3 tháng đầu là tình trạng phổ biến. Vì vậy vợ chồng cần hạn chế tần suất quan hệ và quan hệ với các tư thế nhẹ nhàng, tốt cho thai nhi.

Ra máu khi mang thai 3 tháng giữa

1. Nhau tiền đạo

Hiện tượng này xảy ra khi nhau thai nằm thấp dưới tử cung và che một phần hoặc toàn bộ chỗ mở ở cổ tử cung khiến chảy máu ở âm đạo và không có triệu chứng đau đớn nào.

Nhau tiền đạo rất hiếm gặp, khoảng 200 mẹ bầu thì có 1 mẹ bị nhau tiền đạo.

2. Tổn thương ở cổ tử cung

Mẹ bị mắc bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm âm đạo, polip cổ tử cung trước khi có thai và không được điều trị triệt để rất dễ bị ra máu khi mang thai tháng thứ 6.

Ra máu khi mang thai: Nguyên nhân và cách hạn chế hiện tượng này - 4

Bệnh phụ khoa chưa được điều trị triệt để dễ gây ra máu khi mang thai (Ảnh minh họa)

3. Cuống rốn tiền đạo

Cuống rốn tiền đạo bị vỡ ra khiến chảy máu và thai nhi thiếu oxy thở, nhịp tim thai nhi bất thường. Hiện tượng này cực kỳ nguy hiểm tới thai nhi và mẹ thường bị ra máu khi mang thai tháng cuối.

Ra máu khi mang thai 3 tháng cuối

Mẹ bị ra máu ở giai đoạn này là những bất thường về bệnh lý, ảnh hưởng tới thai nhi. Vì vậy, mẹ nên biết các nguyên nhân gây chảy máu ở cuối thai kỳ để có cách khắc phục, điều trị kịp thời.

1. Vỡ tử cung

Vỡ tử cung dễ xảy ra với mẹ sinh mổ lần đầu, vết sẹo mổ có thể rách ra ở lần mang thai tiếp theo gây chảy máu khi mang thai, kèm triệu chứng đau bụng dưới dữ dội.

Vỡ tử cung nguy hiểm đến tính mạng mẹ và bé nên khi có dấu hiệu mẹ nên tới bệnh viện kiểm tra ngay.

2. Nhau bong non

Nhau bong non ra khỏi thành tử cung trước hoặc trong quá trình chuyển dạ sinh và máu tích thụ thai và tử cung. Hiện tượng này đi kèm dấu hiệu đau bụng dưới, ra máu đông, đau lưng, tử cung yếu. Nhau bong non rất nguy hiểm tới mẹ và bé khi thấy các dấu hiệu mẹ nên phải nhập viện gấp.

3. Đẻ non

Ra máu khi mang thai 3 tháng cuối là dấu hiệu đẻ non mẹ cần thận trọng. Dấu hiệu ra máu đẻ non này sẽ kèm theo triệu chứng như co bóp tử cung, đau lưng, căng tức bụng dưới.

4. Ảnh hưởng do khám thai

Nhiều mẹ bầu thấy hiện tượng ra chút máu sau khi khám thai xong. Ở tháng cuối thai kỳ bác sĩ sẽ dùng mỏ vịt hoặc đưa tay vào trong âm đạo để kiểm tra tử cung mở hay chưa, mở bao nhiêu phân. Tác động ngoại lực khiến tử cung co thắt gây ra máu.

Ra máu khi mang thai: Nguyên nhân và cách hạn chế hiện tượng này - 5

Bác sĩ dùng mỏ vịt hoặc tay để kiểm tra tử cung có thể mẹ sẽ bị ra chút máu (Ảnh minh họa)

5. Chuyển dạ sắp sinh

Mẹ thấy hiện tượng ra máu khi mang thai tháng cuối, lượng máu không nhiều có màu nâu, hồng thì đây là máu báo thai, mẹ sắp sinh. Mẹ bị ra máu này chỉ là tín hiệu chuyển dạ sắp sinh không có gì đáng lo ngại.

Ra máu khi mang thai có nguy hiểm không?

Chảy máu, ra máu khi đang mang thai không quá nguy hiểm, đây là dấu hiệu bình thường và có thể gặp ở bất cứ mẹ nào.

Ra máu khi mang thai 3 tháng đầu là hiện tượng bình thường, mẹ dễ gặp phải không có gì đáng lo ngại. Nhưng ở giai đoạn giữa và cuối thai kỳ có hiện tượng ra máu, lượng máu nhiều, kéo dài thì mẹ đang gặp vấn đề và cần tới bệnh viện thăm khám và điều trị ngay.

Cách hạn chế tình trạng ra máu khi mang thai

Để thai phát triển tốt nhất, sinh đủ tháng và không có hiện tượng ra máu nhất là cuối thai kỳ các mẹ nên áp dụng các cách khắc phục sau:

- Hạn chế quan hệ tình dục, quan hệ với các tư thế an toàn không ảnh hưởng tới thai nhi.

- 12 tuần đầu mẹ nên kiêng vận động mạnh, ăn các thực phẩm gây co thắt mạnh cổ tử cung.

- Gác cao chân khi ngủ.

- Không hoạt động chân quá nhiều, hoạt động mạnh.

- Dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, ngủ trưa đều đặn.

- Điều trị triệt để các bệnh phụ khoa trước khi có kế hoạch mang thai.

- Với mẹ sinh mổ, thời gian mang thai tiếp tốt nhất là 3 năm sau.

- Tránh bê vác vật nặng trên 5kg.

- Vệ sinh vùng kín hàng ngày, tránh tình trạng viêm nhiễm, bệnh phụ khoa phát triển.

- Mẹ nên dùng băng vệ sinh hàng ngày để theo dõi lượng máu ra, màu sắc của máu.

Khi nào mẹ nên tới bệnh viện?

Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu thấy có hiện tượng sau nên tới bệnh viện khám và được bác sĩ tư vấn, hướng dẫn cách điều trị tốt nhất:

- Ra máu kèm theo những dấu hiệu đau bụng, mệt mỏi, đau lưng…

- Đau bụng nhưng không ra máu khi mang thai.

- Lượng máu nhiều, kéo dài nhiều ngày.

- Màu máu đỏ tươi, máu đông.

- Bị ra máu và đã ngưng chảy máu.

- Nôn ra máu khi mang thai.

Khi mẹ bầu có các dấu hiệu này, bác sĩ sẽ chỉ định làm các phương pháp như thăm khám, siêu âm, xét nghiệm để đánh giá nồng độ hCG để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất, an toàn cho thai nhi và mẹ.

Rỉ ối khi mang thai và những điều bà bầu cần lưu ‎ý
Rỉ ối là tình trạng nước ối chảy ra ngoài âm đạo với một số lượng rất ít. Phần lớn rỉ ối sẽ xảy ra khi mẹ bầu sắp tới ngày chuyển dạ. Song, cũng có...
PGS.TS. BS Lưu Thị Hồng - Trưởng khoa Phụ Sản – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề PGS.TS. BS Lưu Thị Hồng