So sánh các loại sữa cho bà bầu: Sữa bột, sữa bột pha sẵn, sữa tươi, loại nào tốt?

Minh An - Ngày 16/08/2022 14:43 PM (GMT+7)

Nhiều mẹ bầu thường băn khoăn loại sữa bầu nào tốt, mẹ uống không tăng cân nhiều mà con hấp thụ và phát triển tốt.

Trong thời kỳ thai sản, mẹ bầu cần bổ sung nhiều loại dinh dưỡng để mẹ và bé đều khỏe mạnh. Tuy nhiên, có những trường hợp mẹ không ăn uống được nhiều hoặc khó hấp thụ nên chất dinh dưỡng trong các loại thực phẩm là chưa đủ, do đó, mẹ cần bổ sung thêm dưỡng chất từ sữa để dễ hấp thu, tăng cường đề kháng và tốt cho em bé.

1. Tác dụng của sữa dành cho bà bầu

Sữa là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. (Ảnh minh họa)

Sữa là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. (Ảnh minh họa)

Khi đi khám thai, bác sĩ sẽ có những lời khuyên về dinh dưỡng cho bà bầu. Có mẹ được khuyên chỉ cần bổ sung dinh dưỡng đẩy đủ qua các bữa ăn hàng ngày là được. Với những mẹ ốm nghén nặng, thể trạng yếu phải bổ sung thêm sữa bầu để đảm bảo an toàn cho thai kỳ. Sữa là nguồn cung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi, bao gồm: 

- Canxi: Hỗ trợ hình thành hệ xương khớp cho thai nhi, cung cấp lượng canxi cần thiết cho cơ thể mẹ. Giảm các nguy cơ như bé bị suy dinh dưỡng, còi xương do thiếu canxi.

- Sắt: Giúp máu trong cơ thể sản sinh ra nhiều hơn, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu. Giúp thai nhi tăng cân theo tiêu chuẩn cân nặng thai nhi.

- Chất xơ: Giảm tình trạng táo bón, tránh rối loạn tiêu hóa, giảm lượng mỡ máu, tránh các bệnh về tim mạch.

- DHA: Tăng cường trí thông minh, thị lực và hệ tim mạch tốt cho trẻ.

- Kẽm: Giúp thai nhi tăng, phát triển chiều cao và  tăng cường hệ miễn dịch của bé.

Ngoài ra, các loại sữa cho bà bầu còn giúp mẹ có thêm năng lượng, tránh hiện tượng phù nề chân tay, buồn nôn, chuột rút khi mang thai.

2. Nên uống sữa bầu khi nào và uống bao nhiêu là đủ? 

Thông thường, mẹ bầu có thể bắt đầu uống sữa ngay từ khi biết mình có em bé. Nếu không, khi thai nhi được 4 tuần tuổi là lúc mẹ cần bổ sung sữa bầu. Từ giai đoạn này, thai nhi bắt đầu phát triển mạnh mẽ về não bộ; hệ xương và răng. Đặc biệt, ống thần kinh của thai nhi hình thành trong khoảng 28 ngày đầu của thai kỳ. Mẹ không nên để xảy ra tình trạng thiếu hụt axit folic để đảm bảo thai nhi tránh khỏi nguy cơ dị tật ống thần kinh.

Mẹ có thể duy trì uống sữa cả thai kỳ và kéo dài đến giai đoạn sau sinh. Tiếp tục uống sữa sau sinh sẽ giúp cơ thể mẹ có thêm năng lượng, nhanh chóng hồi phục và có nhiều sữa cho con. 

Theo Momjunction (chuyên trang uy tín dành cho mẹ và bé), một phụ nữ mang thai có thể uống khoảng ba ly sữa, tốt nhất là loại ít béo hoặc không béo, mỗi ngày để được hưởng đầy đủ các loại ích về dinh dưỡng. Tuy nhiên, việc chọn loại sữa bầu nào và lượng uống cụ thể là bao nhiêu còn phụ thuộc vào tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý của mẹ. Vì vậy mẹ bầu tốt nhất hãy hỏi ý kiến bác sĩ đang theo dõi thai kỳ của mình để có câu trả lời chính xác nhất. 

Mẹ bầu có thể uống sữa bầu ngay từ khi phát hiện mang thai, kéo dài đến sau sinh. (Ảnh minh họa)

Mẹ bầu có thể uống sữa bầu ngay từ khi phát hiện mang thai, kéo dài đến sau sinh. (Ảnh minh họa)

3. So sánh các loại sữa cho bà bầu 

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều lợi sữa cho bà bầu lựa chọn nhưng sẽ được chia thành 3 nhóm chính: Sữa công thức, sữa tươi tiệt trùng và sữa tự nấu. Trong đó sữa công thức lại được chia thành sữa bột tự pha và sữa nước pha sẵn.

Thông thường tiêu chí của các mẹ bầu là chọn sữa giàu dinh dưỡng, giúp thai nhi tăng cân, phát triển nhưng không bị "béo mẹ". Ngoài ra, các tiêu chí về giá cả, độ tiện lợi,... cũng cần được cân nhắc. Dưới đây là ưu nhược điểm của các loại sữa bầu trên. 

Nhóm sữa Ưu điểm Hạn chế
Sữa công thức Sữa bột

- Dễ tìm mua ở các siêu thị, đại lý sữa lớn

- Có đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu được tạo riêng cho bà bầu và thai nhi

- Có nhiều mùi vị cho mẹ bầu lựa chọn như: Vị socola, vị vani, vị cam… 

- Có thể pha ấm hoặc lạnh theo ý thích của mẹ bầu

- Phải pha chế và pha theo đúng liều lượng chỉ định

- Giá thành thường cao

- Có thể gây ngán với một số mẹ bầu

- Có thể gây nóng trong, táo bón với một số mẹ bầu.

- Không tiện mang theo khi ra ngoài

Sữa bầu pha sẵn

- Phổ biến, dễ tìm mua 

- Có đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu được tạo riêng cho bà bầu và thai nhi. 

- Có nhiều mùi vị cho mẹ bầu lựa chọn như: Vị socola, vị vani, vị cam… 

- Tiện lợi, không cần pha chế, mẹ có thể mang theo khi đi làm, đi chơi,... 

- Giá thành cao

- Có sẵn định lượng nên mẹ không quyết định được theo nhu cầu bản thân, mở hộp không uống hết sẽ phải bỏ

- Khó khăn khi làm nóng ấm

- Có thể gây ngán với một số mẹ bầu

- Có thể gây nóng trong, táo bón với một số mẹ bầu

Sữa tươi tiệt trùng

- Tiện lợi, sử dụng được ngay, không cần phải pha chế

- Giá thành rẻ, dễ tìm mua ở tạp hóa, cửa hàng nhỏ, siêu thị, đại lý sữa

- Dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng vào cơ thể

- Ít gây nóng trong, tốt cho hệ tiêu hóa

- Hạn sử dụng ngắn

- Phải bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, để nhiệt độ cao dễ hỏng

- Có chất bảo quản thực phẩm

- Khó làm nóng ấm

- Thành phần không chuyên biệt dành cho bà bầu, không chứa DHA - dưỡng chất quan trọng với thai nhi

Sữa tự nấu (sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa gạo,...)

- Nguyên liệu 100% tự nhiên, an toàn, tốt cho sức khỏe

- Chi phí làm sữa thấp

- Nguyên liệu phổ biến, dễ tìm

- Có thể kiểm soát cân nặng, tùy chỉnh lượng đường trong sữa theo ý muốn

- Giàu chất dinh dưỡng, cơ thể dễ hấp thụ

- Dễ uống, thanh mát

- Không gây nóng trong, táo bón

- Không có chất bảo quản

- Phù hợp với bà bầu bị bệnh tiểu đường

- Thành phần không chuyên biệt dành cho bà bầu, không chứa DHA - dưỡng chất quan trọng với thai nhi

- Không để được quá 1 ngày, phải uống trong ngày

- Dễ lên men, chua

- Mất thời gian chế biến, nấu theo công thức

4. Cách lựa chọn sữa dành cho bà bầu tốt nhất

Mỗi loại sữa cho bà bầu lại có ưu điểm, hạn chế riêng nên mẹ hãy lựa chọn loại sữa phù hợp với sức khỏe, sở thích và hoàn cảnh của bản thân. (Ảnh minh họa)

Mỗi loại sữa cho bà bầu lại có ưu điểm, hạn chế riêng nên mẹ hãy lựa chọn loại sữa phù hợp với sức khỏe, sở thích và hoàn cảnh của bản thân. (Ảnh minh họa)

Dựa trên những ưu điểm và hạn chế nêu trên, mẹ bầu có thể lựa chọn loại sữa tốt nhất, phù hợp với tình trạng thai kỳ, sở thích và hoàn cảnh của bản thân. Khi mua sữa, hay nguyên liệu về làm sữa các mẹ nên lưu ý các vấn đề sau:

- Mẹ bầu cần biết mình đang thiếu vitamin, khoáng chất gì và lựa chọn mua loại sữa có hàm lượng khoáng chất đó cao hơn. 

- Xem hạn sử dụng. Nếu sữa gần hết hạn sử dụng, hết hạn sử dụng mẹ bầu tuyệt đối không được sử dụng vì các chất đã biến chất, vi khuẩn dễ xâm nhập gây hại cho cơ thể.

- Nguồn gốc, nơi sản xuất: Mẹ bầu phải xem loại sữa dành cho bà bầu đó được sản xuất từ đâu, nhãn hàng đó có uy tín, chất lượng không để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái.

- Lựa chọn vị sữa yêu thích sẽ giúp mẹ kích thích khẩu vị, dễ uống, tránh hiện tượng sợ sữa bầu.

- Với mẹ bầu thừa cân, tiểu đường nên lựa chọn loại sữa ít đường, chất béo.

- Chọn nguyên liệu làm sữa tại nhà đảm bảo, hạt đậu không lép, sâu mọt…

Những loại rau bà bầu không nên ăn để tránh sảy thai, sinh non
Những loại rau bà bầu không nên ăn do các loại rau này có thể gây kích thích tử cung, co bóp mạnh dẫn đến sảy thai, động thai, sinh non. Đặc biệt,...

Bà bầu cần biết

Theo Minh An (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dinh dưỡng thai kỳ