Mang thai và nuôi con nhỏ là giai đoạn thay đổi nội tiết lớn, khiến làn da dễ bị thay đổi theo chiều hướng xấu với nám và mụn trứng cá… Đây cũng là giai đoạn nhạy cảm khi dùng thuốc hoặc các chế phẩm chăm sóc da. Dưới đây là hướng dẫn chăm sóc da đẹp mà vẫn an toàn.
1. Xử lý tăng sắc tố da an toàn cho phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai và sau sinh là thời điểm làn da nhạy cảm, dễ tăng sắc tố da để lại những vết thâm, nám, tàn nhang... Để ứng phó với tình trạng này có thể dùng các hoạt chất sau:
- Vitamin C: Với khả năng ức chế tyrosinase và chống oxy hóa mạnh mẽ, vitamin C là ứng cử viên hàng đầu giúp mẹ bầu vừa sáng da, vừa chống oxy hóa an toàn cho phụ nữ mang thai và sau sinh.
- Niacinamide: Có thể giúp tình trạng viêm da, kiểm soát bã nhờn, làm sáng da cho phụ nữ mang thai khá ann toàn. Niacinamide có tác dụng tốt với phụ nữ mang thai có da dầu, mụn, vết thâm mụn.
- Azelaic acid: Với người bình thường, nồng độ lý tưởng cho việc sáng da là 20%. Tuy nhiên với phụ nữ mang thai nên dùng nồng độ thấp hơn, rồi nâng lên từ từ để giảm việc kích ứng, khó chịu. Ngoài sáng da, azelaic acid cũng rất hiệu quả cho trị mụn, thâm mụn.
- Retinol, BHA: Chỉ nên sử dụng sau khi sinh được 6 tháng trở lên. Bởi lúc này các sản phẩm chứa retinol, BHA dưới 2% không còn ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé thông qua sữa mẹ.
Về cách sử dụng retinol, tùy thể trạng da mà có thể bôi mỗi hoạt chất này lên da sau bước làm sạch. Tuy nhiên, an toàn nhất là dùng đệm, tức là nên dùng các bước chăm sóc, dưỡng da trước, như serum dịu nhẹ, phục hồi rồi mới thoa retinol. Nồng độ tốt nhất là dùng loại 0,5%, nếu muốn sử dụng nồng độ cao hơn cần kiểm tra tình trạng da trước khi dùng.
Do thay đổi nội tiết, phụ nữ mang thai thường xuất hiện tình trạng tăng sắc tố da.
Lưu ý: Sau khi bôi sản phẩm, nên làm sạch tay kỹ, chờ 3-5 phút cho da thật ráo mới bế bé, không được để vùng da thoa BHA, retinol chạm vào da của bé, đặc biệt là BHA.
- Chăm sóc da: Có thể sử dụng các sản phẩm chăm sóc da như sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm, serum HA, kem chống nắng, kem trị rạn da sau sinh. Tuy nhiên, cần lưu ý với các sản phẩm chống chỉ định với phụ nữ mang thai và sau sinh.
Các thành phần chăm sóc da không nên dùng:
- Benzoyl peroxide (BPO) trên 5%. BPO dưới 5% vẫn có thể dùng được, nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- BHA trên 2%.
- Tuyệt đối không dùng hydroquinone
- Dù lành tính hơn hydroquinone nhiều, nhưng alpha arbutin cũng không được sử dụng cho phụ nữ mang thai và nuôi con bú.
- Tretinoin.
- Không nên uống viên uống sáng da.
2. Xử lý tình trạng mụn an toàn cho phụ nữ mang thai
Ở phụ nữ mang thai, sự gia tăng hình thành mụn do các cơ chế:
- Tăng tiết bã nhờn, do sự gia tăng nồng độ androgen.
- Tăng sừng nang lông.
- Gia tăng sự xâm nhập của vi khuẩn
- Quá trình viêm nhiễm.
- Sự thay đổi về hormone, những yếu tố miễn dịch liên quan đến mang thai cũng góp phần gây ra mụn.
2.1 Đặc điểm của mụn khi mang thai
Mụn viêm thường xuất hiện nhiều hơn so với mụn không viêm và thường xuất hiện ở cả vùng lưng. Bệnh nhân có tiền sử bị mụn trứng cá thường có xu hướng bị mụn nhiều hơn trong quá trình mang thai.2.2 Phụ nữ mang thai nên tránh các thành phần nào trong chăm sóc da?
- Retinoids (nhóm các dẫn xuất của vitamin A).
- Hydroquinone.
- Oxybenzone.
- Tetracyclin, doxycycline và minocycline.
- Mụn viêm thường xuất hiện nhiều hơn so với mụn không viêm và thường xuất hiện ở cả vùng lưng.
- Bệnh nhân có tiền sử bị mụn trứng cá thường có xu hướng bị mụn nhiều hơn trong quá trình mang thai.
2.3 Các thành phần có thể sử dụng điều trị mụn ở phụ nữ mang thai
- Azelaic acid.
- Benzoyl peroxide.
- Salicylic acid (BHA): Nồng độ thấp 1-5%
- AHAs: Glycolic acid, mandelic acid, citric acid, lactic acid…
- Kháng sinh bôi ngoài da rrythromycin, clindamycin.
- Kháng sinh đường uống nếu cần thiết: Erythromycin, azithromycin, amoxicillin (chỉ nên sử dụng amoxicillin ở tam cá nguyệt thứ 2, 3).
Điều trị mụn trứng cá ở phụ nữ mang thai cần thận trọng để không ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Việc lựa chọn và kết hợp các hoạt chất điều trị tùy theo mức độ nặng nhẹ của tình trạng mụn, cần có sự kê đơn và theo dõi của bác sĩ.
Lưu ý: Để đạt được hiệu quả nhanh nhất trong việc điều trị và chăm sóc da, cần kết hợp điều chỉnh lối sống và thói quen ăn uống hợp lý.