Vừa chào đời, thai nhi đã tử vong vì "khắc" với nhóm máu siêu hiếm của mẹ

Thảo Nguyên - Ngày 12/10/2022 14:00 PM (GMT+7)

Được biết, hệ thống miễn dịch của người mẹ tạo ra kháng thể chống lại máu của thai nhi, đi qua nhau thai, gây tổn thương và khiến em bé tử vong.

Mới đây, thông qua nghiên cứu mẫu máu của một phụ nữ mang thai và một số người khác, các nhà khoa học xác nhận nhóm máu mới gọi là "Er". Đây là nhóm máu thứ 44 được phát hiện và cũng được xếp vào dạng siêu hiếm. Chưa kể, nhóm máu này chứa các kháng thể lạ và được mệnh danh là nhóm "siêu máu".

Cụ thể, một nhóm bác sĩ ở bệnh viện tại Anh phát hiện có điều gì đó bất thường trong máu một thai nhi mắc bệnh. Họ phẫu thuật bắt thai trước nhiều tuần dự sinh, truyền máu nhiều lần, song em bé vẫn bị xuất huyết não và tử vong.

Khi đưa đi nghiên cứu nhóm máu, chuyên gia phát hiện máu của người mẹ thuộc nhóm siêu máu, không tương thích với em bé. (Ảnh minh họa)

Khi đưa đi nghiên cứu nhóm máu, chuyên gia phát hiện máu của người mẹ thuộc nhóm "siêu máu", không tương thích với em bé. (Ảnh minh họa)

Lý do khiến em bé vừa chào đời đã xuất huyết não và tử vong hiện chưa biết rõ nhưng các bác sĩ thấy trong máu của người mẹ có một số kháng thể lạ. Khi đưa đi nghiên cứu nhóm máu, chuyên gia phát hiện máu của người mẹ thuộc nhóm "siêu máu", không tương thích với em bé.

Được biết, hệ thống miễn dịch của người mẹ tạo ra kháng thể chống lại máu của thai nhi, đi qua nhau thai, gây tổn thương và khiến em bé tử vong.

Theo các nhà nghiên cứu, nhóm máu mới có tổng cộng 5 kháng nguyên Er, dựa trên các biến thể di truyền trong protein Piezo1. Protein này nằm ở bề mặt của các tế bào hồng cầu. Kháng nguyên Er có thể kết hợp với kháng thể phù hợp, sau đó tấn công các tế bào ngoại lai, xâm nhập. Việc này cũng xảy ra trong một số trường hợp nhóm máu không tương thích.

Bên cạnh đó, trong số này có 2 kháng nguyên mới Er4 và Er5 có liên quan đến bệnh tan máu nặng của thai nhi và trẻ sơ sinh. Trong nghiên cứu này đã có 2 phụ nữ mang thai có kháng nguyên mới này bị sảy thai.

Người mang nhóm máu hiếm có nhiều nguy cơ mắc bệnh thiếu máu, dễ gặp nguy hiểm trong các ca phẫu thuật. Máu của họ thường được hiến cho khoa học hoặc lưu trữ trong ngân hàng máu quốc tế.

Người mang nhóm máu hiếm có nhiều nguy cơ mắc bệnh thiếu máu (Ảnh minh họa)

Người mang nhóm máu hiếm có nhiều nguy cơ mắc bệnh thiếu máu (Ảnh minh họa)

Trước đó, cuối tháng 8/2022, một bệnh viện ở tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc đã phát hiện hai phụ nữ mang nhóm máu Rhnull - nhóm máu hiếm nhất trên thế giới cho đến nay.

Bệnh nhân nữ bị thiếu máu nặng đến bệnh viện xét nghiệm nhóm máu và kháng thể đã được các bác sĩ phát hiện ra điều này. Chị gái của bệnh nhân sau đó cũng được phát hiện có cùng nhóm máu như vậy. Do nhóm máu này thiếu hoàn toàn kháng nguyên Rh trên các tế bào hồng cầu, do đó có thể truyền máu cho những người có bất kỳ nhóm máu nào khác mà không có phản ứng đào thải.

Xét nghiệm máu khi mang thai - điều mẹ không nên bỏ qua

Xét nghiệm nhóm máu ở bà bầu là rất cần thiết và luôn được thực hiện ở phụ nữ mang thai. Xét nghiệm giúp xác định nhóm máu của mẹ và yếu tố Rh do yếu tố này có liên quan đến sức khỏe của thai nhi trong bụng mẹ.

Khi xét nghiệm nhóm máu ở bà bầu cho kết quả là Rh(-) ở người mẹ, người cha có Rh(+) thì con của cặp vợ chồng này có thể gặp vấn đề về sức khỏe.

Nếu không có những bất thường khác, sự bất đồng nhóm máu Rh thường không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng nếu người mẹ mang thai lần đầu. Máu của thai nhi sẽ không bị trộn lẫn với máu của mẹ trong thai kỳ.

Ở lần mang thai thứ 2 và những lần tiếp theo. Trường hợp thai nhi vẫn có nhóm máu Rh(+) thì những kháng thể Rh của mẹ sẽ nhận ra kháng nguyên Rh có trên bề mặt tế bào máu của thai nhi và tấn công chúng. Những kháng thể này có vai trò tấn công và tiêu diệt các tế bào máu của bé. Hiện tượng bất đồng nhóm máu Rh này làm giảm số lượng tế bào hồng cầu xuống quá mức thì sẽ gây ra bệnh tán huyết ở trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, khi người mẹ có nhóm máu Rh(-) còn có thể tiếp xúc với yếu tố Rh và bị kích thích để tạo ra kháng thể Rh nếu được truyền máu nhóm Rh(+), hoặc khi bị sẩy thai, có thai ngoài tử cung.

Vợ sinh 2 con, chồng lén lấy tóc xét nghiệm ADN vì nghi không phải con mình do không cùng nhóm máu
Sau khi nhận kết quả, người đàn ông này vẫn đầy nghi hoặc với kết quả xét nghiệm ADN 2 con vẫn là con của mình: “Anh ta còn hỏi tôi rằng, tại sao kết quả xét nghiệm chúng vẫn là con tôi trong khi chúng lại không cùng nhóm máu với tôi?".

Xét nghiệm cho con

Theo Thảo Nguyên Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sức khỏe bà bầu