Đến bây giờ khi con gái đã sinh 2 người con, nhìn cách hành xử của con rể, bà mẹ này mới hối hận vì những hành động năm xưa của mình.
Không ít ông bố bà mẹ luôn muốn con gái gả vào gia đình giàu có, vì họ nghĩ rằng như vậy con sẽ được hưởng cuộc sống sung sướng, chính bản thân họ cũng được nở mày nở mặt với làng xóm hoặc nhờ vả. Tuy nhiên, không phải cứ được gả vào gia đình hào môn là sẽ được hưởng hạnh phúc.
Hồi còn trẻ, bà Trương (sống ở Trung Quốc) cũng là một người con gái có vẻ ngoài xinh đẹp nhất nhì làng, chính vì vậy bà không cam tâm cứ nghèo mãi, luôn muốn tìm một người đàn ông giàu có để dựa vào. Sau đó, bà hẹn hò với một người đàn ông giàu có như ước nguyện, nhưng người này không hề nghiêm túc với bà, chỉ mua vui qua đường không hơn không kém.
Sau đó mà mang thai con gái, người này quất ngựa truy phong, biến mất không tung tích. Những ngày sau, bà một mình nuôi con gái khôn lớn thành người, nhưng cũng từ đây bà luôn ấp ủ sau này phải gả con gái vào gia đình giàu có. Bà không làm được thì để con gái bà thực hiện giấc mơ đó.
Cho nên khi biết bạn trai của con gái có gia cảnh nghèo khó, bà đã cấm cản, bắt cả hai chia tay. Thậm chí ngay cả khi con gái đã mang thai, bà Trương cũng bắt bỏ.
Con gái của bà Trương.
Sau đó, bà Trương biết được Lưu Bình – một người cùng thôn vẫn chưa lập gia đình nên cố gắng hết sức tiếp cận anh ta. Được biết, gia đình anh kinh doanh bất động sản nên rất lắm tiền nhiều của. Rồi bà sắp xếp cho con gái mình là Trương Nhã gặp gỡ Lưu Bình, không lâu sau hai người tiến đến hôn nhân.
Thực ra Lưu Bình không yêu Trương Nhã, chẳng qua vì cô ấy xinh đẹp nên mới đồng ý lấy làm vợ, chứ anh ta rất coi thường hoàn cảnh nhà vợ. Về chuyện này, bà Trương không hề tức giận, vì dù sao điều kiện gia đình mình không tốt bằng người khác thật, bà chỉ cần con gái có thể gả vào một gia đình giàu có thì bà chịu nhục, chịu vất vả thế nào cũng được.
Vào ngày cưới, lúc con gái chuẩn bị về nhà chồng, bà Trương vốn muốn nói thêm vài câu với con gái nhưng con rể lại tỏ thái độ ra mặt, trực tiếp lên xe trước. Quan khách đều nhận ra thái độ coi thường của chàng rể, chỉ chỉ trỏ trỏ bàn tán xôn xao nhưng bà Trương không hề để tâm, chỉ cười xòa cho qua chuyện.
5 tháng sau, Trương Nhã mang thai, bà Trương mừng như bắt được vàng. Bởi bà nghĩ rằng “mẹ quý nhờ con”, con gái có con thì địa vị trong nhà sẽ được nâng cao hơn, như vậy bà không cần phải lo lắng nhà thông gia không thích mình nữa.
Mỗi ngày, bà Trương đều gọi điện cho Lưu Bình hỏi thăm tình trạng sức khỏe của con gái khiến chàng rể rất khó chịu. Để bà bớt gọi điện làm phiền mình, Lưu Bình quyết định đón mẹ vợ đến ở chung để bà tiện chăm sóc con gái trước và sau khi sinh con.
Đối mặt với sự coi thường của con rể, bà Trương luôn nhẫn nhịn chịu đựng.
Hai mẹ con bà Trương rất vui vì điều này, bởi trước Lưu Bình coi thường nhà bà, giờ lại đồng ý cho mẹ vợ đến ở cùng, phải nói đó là một “bước ngoặt”. Hai mẹ con thầm nghĩ, chắc Lưu Bình đã thay tính đổi nết, coi mẹ vợ như người nhà.
Sau khi mẹ đến, Trương Nhã đã sắp xếp cho mẹ một phòng riêng. Tối hôm đó, khi Lưu Bình đi làm về, anh thấy mẹ vợ đang ngồi ăn uống trong nhà thì có chút chán ghét, nhưng anh vẫn rất lễ phép chào hỏi mẹ vợ. Nhưng sau đó, anh lại yêu cầu mẹ vợ đến bàn của bảo mẫu bên cạnh để ăn tối.
Không những vậy, Lưu Bình còn giao việc cho mẹ vợ, nói rằng nếu bà đã đến đây ở thì sau này bà sẽ đảm đương việc nhà. Bà Trương đồng ý vì dù sao bà cũng rảnh rỗi, không có việc gì làm.
Rồi anh con rể lại phàn nàn với vợ rằng, anh ghét quần áo của mẹ vợ vì cảm thấy rất quê mùa, bẩn thỉu. Điều này khiến Trương Nhã rất xấu hổ nhưng cô không dám “bật” lại chồng lấy nửa lời.
Vài ngày sau, Lưu Bình lại đưa ra 2 yêu cầu với bà Trương. Thứ nhất, anh bắt mẹ vợ phải sắm một bộ bát đũa riêng. Thứ hai, bộ bát đũa này không được rửa chung với bát đũa nhà anh trong máy rửa bát.
Nghe con rể nói vậy, bà Trương chỉ ước có một cái lỗ để chui xuống đất cho rồi. Bà cảm thấy mình còn không bằng một bảo mẫu, nhưng vì con gái bà vẫn nhẫn nhịn tất cả.
Cuối cùng cũng đến ngày Trương Nhã “vượt cạn”, cô hạ sinh được một bé gái khỏe mạnh. Lưu Bình nhanh chóng viết một tấm séc như một phần thưởng dành cho vợ.
Hai năm sau, cô tiếp tục hạ sinh con trai, nhưng thái độ của chồng không thay đổi nhiều. Lúc này, bà Trương mới nhận ra con gái mình chỉ là công cụ sinh sản của gia đình Lưu Bình, chứ không hề hạnh phúc, vui vẻ. Đến lúc này, bà mới cảm thấy hối hận vì những hành động năm xưa của mình.
Vậy mới thấy, không nên lấy hôn nhân làm công cụ để thoát khỏi cảnh nghèo khó. Dù trở thành con dâu, con rể nhà giàu nhưng nếu giữa vợ chồng không có tình yêu chân thành thì bạn có thể bị đối phương khinh thường, không có tiếng nói trong nhà. Sống như vậy liệu có vui, có hạnh phúc không?