Ngoài việc cho nước thì còn rất nhiều cách giúp canh chữa mặn nhưng nhiều người không biết.
Hầu như chúng ta để nấu canh mỗi ngày nên việc nêm nếm gia vị cũng đã trở nên quen thuộc. Tuy nhiên cũng có lúc lỡ tay, người nấu bỏ quá nhiều muối vào khiến nồi canh bị mặn chát không thể ăn nổi. Những lúc như thế, điều đầu tiên nhiều người sẽ nghĩ tới là cho thêm nước vào. Đây là cách đơn giản và dễ làm nhất vì nước giúp giảm độ mặn của nồi canh tốt nhất. Tuy nhiên, nhược điểm của cách này là làm mất đi độ ngọt và loãng canh. Vì thế, ngoài cách thêm nước, chị em có thể tham khảo các cách chữa mặn cho nồi canh dưới đây nhé!
Bỏ thêm khoai tây vào
Thật bất ngờ nhưng khoai tây chính là một trong những vị cứu tinh sáng suốt cho nhiều món canh hoặc món ăn bị mặn. Cách làm rất đơn giản, chỉ cần thêm vào nồi canh bị mặn một củ khoai tây đã gọt vỏ, cắt lát. Đầu bếp lý giải, khoai tây sẽ hút bớt lượng muối thừa, đồng thời không làm hỏng hương vị món canh. Trước khi ăn canh, bạn có thể vớt khoai tây ra là xong.
Cho cơm
Nhiều người sẽ thắc cho cơm vào canh thì có tác dụng gì, cho cơm vào cơm sẽ rơi lung tung trong nồi canh, rất mất thẩm mỹ. Tuy nhiên cơm lại rất hữu dụng để trị canh bị mặn. Cách làm cũng rấy đơn giản, để cơm không rơi lung tung cho cơm vào một cái khăn xô sạch, buộc chặt lại, sau đó thả vào nồi canh. Cơm sẽ giúp hút bớt vị mặn của canh.
Thêm đường
Đường là gia vị quen thuộc, giúp món ăn tăng hương vị nhưng cũng khiến món đó giảm bớt mặn. Lưu ý, khi canh bị mặn có thể nêm thêm chút đường nhưng không nên cho nhiều quá sẽ làm món ăn vị thay đổi hương vị.
Thêm giấm/chanh
Chanh hoặc giấm cũng là một trong những phương pháp giúp canh giảm mặn. Nếu canh mặn, chị em có thể vắt thêm ít chanh hoặc cho vài giọt giấm vào. Chỉ cần một lượng nhỏ giấm gạo hoặc nước chanh cũng sẽ trung hòa vị mặn của món canh. Cũng như đường, không nên cho vào lượng giấm hoặc nước chanh quá nhiều cùng một lần, nó sẽ ảnh hưởng đến hương vị của canh.
Thêm lòng trắng trứng
Cũng như khoai tây, lòng trắng trứng có thể chữa mặn cho canh rất tốt. Khi nồi canh bị mặn, hay cho ngay 1 lòng trắng trứng gà sống vào. Sau đó đun sôi lại. Lòng trắng sẽ giúp hấp thụ phần muối thừa, canh sẽ nhạt bớt. Nếu không muốn có trứng trong canh, chị em có thể dùng muôi vớt bỏ lòng trắng ra.
Còn nếu chị em đang nấu một nồi canh xương, hoặc canh thập cẩm, thì có thể dùng muôi thủng vớt tất "cái" trong canh ra ngoài rồi cho lòng trắng trứng gà vào, đun sôi trong 15 phút. Sau đó, vớt hết trứng nổi lên trên bề mặt nước canh rồi lại cho "cái" vào đun lại đến khi ăn. Cách này sẽ giúp cho canh giảm độ mặn và không còn gợn của lòng trắng trứng gà.